Theo cập nhật lúc 6h sáng ngày 3/6 của trang thống kê Worldometers, đại dịch thế kỷ đã hiện diện ở 220 quốc gia và vùng lãnh thổ, lây mầm bệnh cho khoảng 172,4 triệu người và cướp đi sinh mạng của hơn 3,7 triệu người khác. Số bệnh nhân hồi phục đạt trên 155,2 triệu.

Ấn Độ tiếp tục đứng đầu thế giới về số ca nhiễm và tử vong trong ngày qua. Nước này có thêm 134.100 ca dương tính, nâng tổng số nhiễm Covid-19 lên gần 28,45 triệu người, và thêm gần 2.900 ca vào danh sách 338.000 trường hợp tử vong.

{keywords}
Malaysia đang gồng mình chống chọi với đại dịch Covid-19. Ảnh: EPA 

Brazil đứng thứ 2 về độ nóng của dịch bệnh, với thêm 94.500 ca dương tính và gần 2.400 bệnh nhân tử vong vì virus SARS-CoV-2. Đến nay, nước này đã ghi nhận hơn 16,7 triệu người nhiễm và 467.700 trường hợp tử vong, nhiều thứ hai thế giới sau Mỹ.

Nhờ chiến dịch tiêm chủng nhanh chóng cùng các biện pháp khuyến khích người dân đi tiêm phòng, Mỹ đang chứng kiến sự lây lan và chết chóc của Covid-19 giảm bớt rõ rệt. Tuy dẫn đầu thế giới về tổng số ca nhiễm và tử vong kể từ khi đại dịch bùng phát, trong 24 giờ qua, nước này chỉ ghi nhận thêm khoảng 11.000 ca nhiễm mới và 426 nạn nhân xấu số, nâng tổng số ca nhiễm lên khoảng 34,1 triệu và tổng số ca tử vong lên 610.900.

Ấn Độ hủy kỳ thi lớp 12

Trước các diễn biến vô cùng phức tạp của đại dịch, chính phủ Ấn Độ quyết định sẽ không tổ chức kỳ thi lớp 12 trong năm nay.

Theo thông báo của Văn phòng Thủ tướng Ấn Độ, Thủ tướng Narendra Modi đã đưa ra quyết định trên tại cuộc họp với các bộ trưởng chủ chốt. Ông Modi lý giải hành động này là để đảm bảo lợi ích của học sinh vì ảnh hưởng của Covid-19 đến các chương trình học tập và thi cử thời gian qua.

Văn phòng Thủ tướng Ấn Độ cho biết, Hội đồng Giáo dục Trung học (CBSE) sẽ tổng hợp kết quả học tập của học sinh lớp 12.

Hồi tháng 4, Ấn Độ đã hủy kỳ thi lớp 10, mà lẽ ra diễn ra trong khoảng thời gian từ 4/5 đến 14/6.

Malaysia hứng kỷ lục tử vong theo ngày

Ngày 2/6, lần đầu tiên Malaysia ghi nhận số ca tử vong theo ngày vượt ngưỡng 100, ở 126 trường hợp, tăng 28,5% so với ngày 29/5.

Nước này cũng ghi nhận 7.703 ca nhiễm mới, tức ngày thứ 2 liên tiếp có số ca nhiễm mới ở mức trên 7.000 ca.

Bộ Y tế Malaysia cảnh báo, số ca nhiễm trong 24 giờ của nước này sẽ chạm mốc đau thương nếu các biện pháp phòng dịch không được tuân thủ chặt chẽ.

Philippines đề nghị Mỹ cấp 3 triệu liều vắc xin

Chỉ huy Lực lượng Đặc trách chống Covid-19 của chính phủ Philippines, ông Czar Carlito Galvez Jr thông báo Manila đã đề nghị được nhận khoảng 3 triệu liều AstraZeneca cùng với một số loại vắc xin khác trong số vắc xin mà Mỹ đã cam kết chia sẻ với thế giới.

"Chúng tôi hy vọng trong 80 triệu liều vắc xin đó, Philippines sẽ nhận được một số lượng lớn, bởi Mỹ biết rằng Philippines thực sự cần vắc xin. Nếu như được nhận 5 triệu liều, đó sẽ thực sự là thông tin quá tốt", ông Galvez bày tỏ, đồng thời khẳng định Philippines là một trong số các nước thuộc diện ưu tiên nhận vắc xin từ Mỹ.  

Trong khi đó, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết Washington sẽ công bố cách thức bán và phân phối 80 triệu liều vắc xin ngừa Covid-19 mà nước này đã cam kết chia sẻ với thế giới trong 2 tuần tới. Ông khẳng định quá trình phân phối sẽ diễn ra công bằng và không gắn kèm bất kỳ ràng buộc chính trị nào.

Tính đến nay đã có khoảng 1,2 triệu người Philippines được tiêm ngừa Covid-19 đủ liều và khoảng 3,9 triệu người được tiêm một liều.

Đức ngừng ưu tiên tiêm ngừa Covid-19

Đức thông báo từ ngày 7/6 sẽ hủy bỏ cơ chế ưu tiên tiêm chủng, do đó mọi công dân nước này từ 12 tuổi trở lên đều sẽ được tiêm vắc xin ngừa Covid-19.

Tại cuộc họp báo ngày 2/6, Bộ trưởng Y tế Đức Jens Spahn lý giải quyết định này được đưa ra để đảm bảo tiến độ chủng ngừa Covid-19 cho người dân. Ông cho biết thêm, chính phủ Đức có ý định trả cho các nhà sản xuất vắc xin phí bảo quản hàng năm để xây dựng một kho chứa vắc xin có công suất lưu trữ 600-700 triệu liều/năm nhằm hỗ trợ nước này ứng phó với các dịch bệnh trong tương lai. 

Cho đến nay, Đức chỉ tiếp nhận đăng ký tiêm vắc xin của những đối tượng ưu tiên như lực lượng y bác sĩ ở tuyến đầu phòng chống dịch, người cao tuổi và người có bệnh nền. Với quyết định mới ban hành, công dân Đức từ 12 tuổi trở lên sẽ được phép đăng ký tiêm chủng. 

Theo dữ liệu của Viện Robert Koch của Đức, tính đến ngày 1/6, hơn 15,6 triệu người dân ở Đức đã tiêm đủ liều vắc xin ngừa Covid-19, nâng tỷ lệ người hoàn thành tiêm chủng trong dân số lên 18,8%. Gần 36,5 triệu người Đức được tiêm ít nhất 1 liều.

 

 

Cách cài đặt Bluezone giúp cảnh báo người nghi nhiễm Covid-19

Bluezone là ứng dụng giúp cảnh báo sớm cho người dùng nếu họ chẳng may từng tiếp xúc với những người bị nhiễm Covid-19.
Để nhận được các cảnh báo từ Bluezone, việc đầu tiên cần làm là tải về và cài đặt ứng dụng này.
Link tải Bluezone trên Android
Link tải Bluezone trên iOS
Sau khi cài đặt, người dùng cần cấp quyền cho ứng dụng Bluezone truy cập vào bộ nhớ và kết nối Bluetooth để nhận được cảnh báo từ ứng dụng.

 

 

Thanh Hảo 

Châu Âu bắt đầu lưu hành 'hộ chiếu vắc xin Covid-19 số'

Châu Âu bắt đầu lưu hành 'hộ chiếu vắc xin Covid-19 số'

Một hệ thống số hóa chứng nhận miễn nhiễm SARS-CoV-2, còn gọi là "hộ chiếu vắc xin Covid-19 số" nhằm nới lỏng các hạn chế đi lại bên trong Liên minh châu Âu (EU) vừa chính thức đi vào vận hành ở 7 nước thành viên trước dự kiến.

Anh đón tin vui, Malaysia nhìn thấy tương lai đen tối vì Covid-19

Anh đón tin vui, Malaysia nhìn thấy tương lai đen tối vì Covid-19

Lần đầu tiên sau 10 tháng, Anh không ghi nhận thêm ca tử vong mới vì Covid-19.