- Những nguyên nhân trực tiếp ban đầu của vụ khủng bố đẫm máu ở Pháp được Góc nhìn thẳng phân tích cùng chuyên gia Nguyễn Đại Phượng.

 

Thưa ông, ông có thể lý giải lý do sơ bộ tại sao khủng bố lại tấn công vào nước Pháp được không?

Nhà báo Đại Phương: Lý do sơ bộ có thể thấy được là nước Pháp là quốc gia đi đầu trong việc chống chủ nghĩa khủng bố. Chính vì vậy, trong thời gian qua, Pháp can dự khá nhiều mặt trận chống khủng bố. Đương nhiên, một khi Pháp xác định đối thủ của mình là các lực lượng Hồi giáo cực đoan khủng bố thì Pháp cũng sẽ trở thành mục tiêu tấn công của chủ nghĩa khủng bố.

Một loạt các vụ tấn công tại nước Pháp, đặc biệt ở thủ đô Paris tại nhà hát Bataclan và sân vận động Stade de France, khiến khoảng 150 người thiệt mạng. Con số này không dừng lại ở đây bởi có rất nhiều người bị thương. Nếu có con số thiệt mạng tăng lên thì không có gì đáng ngạc nhiên.

Nguyên nhân thứ hai là mặc dù an ninh tại Pháp đã được tăng cường khá mạnh trong thời gian qua, đặc biệt là từ tháng Một năm nay sau khi chủ nghĩa khủng bố tấn công vào tòa soạn báo Charlie Hebdo, nhưng chưa đủ. Thực tế, đã tạo ra những kẻ hở để những phần tử cực đoan thù hằn với Pháp gây ra các vụ tấn công đẫm máu.

Trên thế giới có một số quốc gia trở thành mục tiêu số 1 của chủ nghĩa khủng bố như Israel nhưng an ninh ở đó được kiểm soát rất chặt. Tại các nơi tụ tập đông người như chợ, siêu thị, an ninh luôn được tăng cường bằng cách sử dụng cách máy dò kim loại đối với tất cả những người tham dự để gạt bỏ những thành phần xấu.

Tại sao tại nhà hát Bataclan ngày hôm qua, nước Pháp không soi xét và lục soát, kiểm tra an ninh từng người một, để cho khủng bố đưa ít nhất 3 người vào nhà hát và mang theo súng vào bên trong? Điều này cho thấy an ninh rất lỏng lẻo.

Nhà báo Ngân Phương: Thưa ông, chính sách đối nội, đối ngoại trong thời gian qua của Pháp có gì đáng chú ý để tạo cớ cho lực lượng khủng bố tạo ra những vụ khủng bố đẫm máu trong thời gian vừa qua?

Nhà báo Đại Phượng: Trong thời gian qua, chính sách đối ngoại của Pháp có nhiều điểm đáng chủ ý khiến lực lượng khủng bố thù tức nước Pháp.

Chính sách đối nội cũng tạo ra những kẽ hở khiến lực lượng thù địch thực hiện được những âm mưu tàn độc của họ.

Về chính sách đối ngoại: Trong thời gian quan, Pháp can dự khá sâu và ngày càng quyết liệt vào chiến dịch chống khủng bố. Pháp thậm chí còn công khai tuyên bố tiêu diệt tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Trong thời gian qua, Pháp đã sử dụng không quân tấn công cơ sở IS ở Iraq, mấy tháng gần đây Pháp lại mở không kích vào IS ở Syria.

Tổng thống Pháp Francois Hollande vừa tuyên bố ông sẽ đưa tàu sân bay đáng gờm Charles de Gaulle của Pháp áp sát vùng biển ở gần Syria để hỗ trợ cho các cuộc không kích của phi cơ Pháp tấn công các cơ sở của IS. Cụ thể, vừa qua, phi cơ Pháp đã tấn công vào cơ sở dầu mỏ của IS, nơi mà Pháp tin là nguồn tài chính nuôi dưỡng sự tồn tại IS.

Về mặt đối ngoại liên quan trực tiếp tới khủng bố, Pháp can dự sâu, ngày càng quyết liệt, đồng thời huy động lực lượng tinh nhuệ để tấn công IS. Điều này đã gây ra sự phản ứng quyết liệt.

Trên thực tế, IS đã tuyên bố tìm cách trả thù Pháp.

Hiện nay còn quá sớm để nói hàng loạt vụ tấn công đêm qua có phải do IS thực hiện hay không nhưng chúng ta có thể khẳng định IS là lực lượng cực đoan. Bởi các nhân chứng nói rằng trước khi xả súng vào các nạn nhân những kẻ khủng bố đã hét lớn "Thánh Allah vĩ đại", những câu thường thấy của những người Hồi giáo cực đoan trước khi làm gì đó, đặc biệt các vụ tàn sát đẫm máu.

Có thể nói vụ tấn công tại Paris đêm qua là do lực lượng khủng bố thực hiện nhưng không rõ là al Qaeda hay chi nhánh nào của IS thực hiện.

Tôi nghĩ rằng điều này có nhiều phần liên quan tới chính sách đối ngoại của Pháp, đặc biệt là ở  Trung Đông, Bắc Phi.

Về chính sách đối nội: Pháp có chính sách đối nội với người nhập cư vừa tốt, vừa không.

Pháp tự nhận là đi đầu trong lĩnh vực bảo vệ nhân quyền, dân chủ và bác ái. Chính sách đối nội của Pháp khá cởi mở với người nhập cư. Pháp, Đức, Anh trong thời gian qua đã có tiếng nói và hành động cụ thể hỗ trợ, đón nhận người nhập cư từ Syria.

Không chỉ trong làn sóng di cư hiện nay từ Syria, châu Phi mà từ xa xưa. Pháp đã có thời kỳ lịch sử theo chính sách đuổi thực dân, cho nên thuộc địa của Pháp rất nhiều. Sau khi các thuộc địa sụp đổ, Pháp đã có chính sách tương đổi cởi mở để đón nhận các phần tử, chính quyền do Pháp dựng nên ở các nước thuộc địa trở về.

Vì vậy, dân số của Pháp hiện nay có rất nhiều người nhập cư. Trong số đó có nhiều người đã tham gia các nhóm khủng bố như của al Qaeda.

Pháp có chính sách hà khắc hơn đối với người nhập cư Hồi giáo. Đặc biệt là từ hồi tháng Một năm nay khi xảy ra vụ tấn công tòa báo Charlie Hebdo, cơ quan an ninh Pháp đã soi xét khá nhiều.

Ngoài ra, sau khi phát hiện hàng trăm công dân bày tỏ muốn gia nhập IS, Pháp kiểm soát an ninh đối với những người tới từ Trung Đông, châu Phi, Hồi giáo và những người theo chủ nghĩa cực đoan ở Pháp chặt chẽ hơn.

Chính sách đối nội, đối ngoại của Pháp đã tạo ra khẽ hở, cái cớ, hay ít nhất là đã kích động tư tưởng thù hằn...để những kẻ khủng bố có thể thực hiện thành công những vụ tấn công trước kia, đặc biệt là trong đêm qua.

Nhà báo Ngân Phương: Vụ khủng bố lần này có thể do chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan gây ra và quy mô của các cuộc tấn công rất chuyên nghiệp. Vậy điều này sẽ đưa ra lời cảnh báo gì đối với thế giới, đối với liên minh đang chống lại IS? Thế giới sẽ phải chuẩn bị gì để đối phó với nguy cơ này?

Nhà báo Đại Phượng: Tôi nghĩ rằng lời cảnh báo mạnh mẽ nhất cho thấy chiến tranh chống khủng bố cực kỳ gian nan và khó khăn chứ không dễ dàng như các nhà lãnh đạo từng phát biểu trước khi có cuộc thánh chiến lớn do IS phát động.

Càng ngày càng chứng tỏ các vấn đề kỳ thị tôn giáo, sắc tộc, khác biệt về văn hóa, giàu nghèo, là nguy cơ tiềm tàng lâu dài.

Do cuộc chiến này rất gian nan nên cần sự chung tay, hợp sức của toàn thế giới, đặc biệt là các nước lớn.

Rất tiếc là trong thời gian qua, khá nhiều nước lớn tham gia vào cuộc chiến chống IS ở Syria và Iraq như Mỹ, Nga, Pháp, Anh, Thổ Nhĩ Kỳ... đều đưa phi cơ vào tấn công các cơ sở IS nhưng chủ yếu phục vụ lợi ích quốc gia. Chưa có sự phối hợp thực sự để chống lại IS.

Nhà báo Ngân Phương: Thưa ông, trong tương lai nước Pháp sẽ phải đối phó với những nguy cơ khủng bố nào nữa?

Nhà báo Đại Phượng: Pháp là một trong những mục tiêu tấn công chủ yếu của lực lượng Hồi giáo cực đoan.

Theo thông tin từ chính phủ Pháp, cho tới nay có ít nhất 500 công dân Pháp đã rời Pháp để tham gia lực lượng Hồi giáo cực đoan và IS. Trong số đó, có 250 người đã trở lại Pháp để thực hiện mục tiêu tấn công của họ.

Báo chí Pháp cho biết 750 công dân Pháp đã bày tỏ nguyện vọng gia nhập IS.

Vấn đề đặt ra lúc này là: Thứ nhất, liệu Pháp có kìm chân được hơn 700 người vượt biên để gia nhập IS hay không? Hay trong số 250 người đã trở về Pháp, nước Pháp có kiểm soát được họ không?

Đây chính là nguy cơ tiềm tàng đối với Pháp.

Pháp cần cảnh giác hơn nữa trong công tác an ninh để chống lại các cuộc tấn công như đã xảy tại toà soạn Cherlie Hebo, nhà hát Bataclan và sân vận động Stade de France.

Tôi cho rằng, Pháp sẽ không dừng lại trong cuộc chiến chống khủng bố và càng ngày càng can thiệp sâu hơn vì Pháp không thể thay đổi chính sách của mình. Nhưng rõ ràng công tác an ninh cần phải khắc phục.

Nhà báo Ngân Phương: Cám ơn nhận định của nhà báo Đại Phương! Xin cám ơn quý vị khán giả và hẹn gặp lại quý vị trong Góc nhìn thẳng số tiếp theo.

VietNamNet

'Tôi bước trên các thi thể đầy máu'

Khủng bố ở Paris: 2 đường dây nóng nhận tin người Việt