Một nghiên cứu mới cho thấy, 60% gia đình giàu có Trung Quốc đang trong quá trình hoặc đang cân nhắc việc chuyển sang nước ngoài.

Thập niên trước, người giàu Trung Quốc tràn vào các thành phố như New York, Los Angeles (Mỹ), London (Anh), thâu tóm bất động sản và làm dấy lên lo ngại về sự bất bình đẳng và sự giàu có toàn cầu hóa.

Người giàu Trung Quốc đã trở thành dấu ấn trong trí tưởng tượng của công chúng, như cách mà các đại gia người Nga đã tạo nên trong những năm 1990 và cách mà người Vùng Vịnh ghi dấu vào những thập niên trước đó.

{keywords}

Sự hiện diện của người Trung Quốc ở Vancouver (Canada) đặc biệt rõ nét nhất, do vị thế của thành phố này ở Vành đai Thái Bình Dương, một nơi có khí hậu ôn hòa và cuộc sống dễ chịu. Các triệu phú Trung Quốc mới nổi coi thành phố này là thiên đường. Họ không chỉ giữ tiền ở Vancouver, mà còn đưa con cái tới đây học hành, khởi nghiệp và hòa nhập xã hội.

Con cái của những người Trung Quốc giàu có này được biết tới như "thế hệ giàu có thứ hai - còn gọi là fuerdai".

Trong khi ở Trung Quốc, tính tiết kiệm được coi là phổ biến, thì thế hệ vàng này lại bị đánh giá là tiêu xài hoang phí. Năm ngoái, con trai người giàu nhất Trung Quốc đưa lên mạng loạt ảnh về chó cưng của người này đeo hai chiếc đồng hồ Apple mạ vàng ở hai chân trước.

Cư dân mạng Trung Quốc đã lên tiếng chỉ trích thế hệ vàng này "khoe khoang những thứ mà họ không kiếm được" và rằng, "kiểu khoe khoang lố bịch của thế hệ vàng là thuốc độc đối với luân thường đạo lý của xã hội Trung Quốc".

Theo một báo cáo gần đây, dù còn nhiều người nghèo, song số tỷ phú đôla của Trung Quốc hiện còn nhiều hơn cả Mỹ. Một nghiên cứu của Ngân hàng Trung Quốc và báo cáo của tạp chí Hồ Nhuận cho thấy, 60% người giàu có ở Trung Quốc đang trong quá trình chuyển hoặc cân nhắc việc chuyển sang nước ngoài.

Người giàu ở đây được hiểu là những người sở hữu số tài sản trị giá hơn 10 triệu Nhân dân tệ (khoảng 1,5 triệu USD).

Báo New Yorker cho hay, những người Trung Quốc giàu có đang tìm cách rời bỏ quê hương ra nước ngoài vì vô số lý do. Một số người lo ngại về tình trạng ô nhiễm, số khác lại muốn con cái được hưởng một nền giáo dục tốt.

Zhou Xueguang, giáo sư xã hội học tại Stanford, từng nhận bằng cử nhân tại Trung Quốc cho hay: "Sự cạnh tranh trong hệ thống trường học ở Trung Quốc nổi tiếng là ác liệt. Cho dù có nhiều tiền, bạn cũng chưa chắc đã có thể vào được một số trường tốt".

Tuy nhiên, với nhiều người Trung Quốc giàu có, lý do cơ bản để chuyển ra nước ngoài đó là vận may ở quê nhà rất bấp bênh.

John Osburg, một nhà nhân loại học đã dành nhiều năm để nghiên cứu về các doanh nhân thành đạt ở Thành Đô nói: "luôn có một nỗi lo thường trực rằng, nếu quan chức có quan hệ với họ bị mất chức trong chiến dịch chống tham nhũng, họ cũng sẽ gặp rắc rối. Ngoài ra, cũng có người lại lo đối thủ kinh doanh có thể lợi dụng những mối quan hệ sẵn có để hại họ".

Một số người mà John Osburg biết còn cho rằng, việc xuất hiện trong danh sách những người giàu có thường niên của Forbes giống như một lời nguyền. "Những người có tên trong danh sách vài năm liên tiếp có thể trở thành mục tiêu bị điều tra hoặc bị hạ gục trong một bê bối tham nhũng".

Có thể nói, đây là lần đầu tiên người giàu Trung Quốc tìm cách xuất ngoại để định cư với số lượng đáng kể như vậy.

Shamus Khan, giáo sư xã hội học ở Columbia, cho hay trước đây giới thượng lưu ở Trung Quốc rất kín đáo và gần như giữ thái độ bề trên với người nước ngoài. Họ nghĩ người châu Âu lạc hậu, luôn muốn học hỏi văn hóa Trung Hoa. Tuy nhiên, tầng lớp tinh hoa mới của Trung Quốc đã đón nhận những cái mới và nhận thấy nhân tố trên đã đảo ngược.

Có một quan niệm chung rằng, thế hệ giàu có thứ hai được cha mẹ nuôi dậy để thừa hưởng sản nghiệp của gia đình, song cũng có những trường hợp không phải vậy.

Một đại tiểu thư con nhà giàu Trung Quốc cho hay, "cha tôi không muốn tôi hủy hoại công ty mà ông đã lao tâm khổ tứ xây dựng. Ông nói với tôi, nếu không có khả năng đảm nhận, tốt hơn cả là hãy nhận một khoản tiền hàng tháng và trao quyền điều hành cho ai đó".

Các bậc cha mẹ giàu có người Trung Quốc cũng thường cho con cái một khoản tiền để mở một công ty nhỏ, nhằm đánh giá sự nhạy bén kinh doanh của con họ.

  • Hoài Linh

Gái làng chơi Trung Quốc ồ ạt đổ bộ châu Phi

Khu spa Soothing Spot ở Kampala (Uganda) có những tháp nước chảy róc rách cả ngày, và nhân viên người bản xứ thân thiện.

'Đột nhập' chốn ăn chơi bậc nhất Trung Quốc

Câu lạc bộ Hoàng gia Số 1 tại Trịnh Châu từng là chốn ăn chơi bậc nhất Trung Quốc.

Trung Quốc bất ngờ công bố danh sách "Phật sống"

Trung Quốc lần đầu tiên công bố trên mạng danh sách "Phật sống chuẩn" và giải thích, việc này là nhằm ngăn chặn các phật sống giả khỏi lừa tiền các tín đồ.