{keywords}
 Ảnh: AP

Theo NewYork Times, Ukraina đang bị chìm trong các thông tin sai lệch về Covid-19 tới mức tình trạng ngần ngại tiêm vắc-xin ở nước này đang ở mức rất tệ tại châu Âu. Ngay cả các y bác sĩ cũng do dự trong việc tiêm phòng.

Điều này được thể hiện trong sự khởi đầu chậm chạp của chương trình tiêm vắc-xin ở Ukraina. Tới giờ, chỉ mới có hơn 23.000 người trong tổng số 42 triệu dân của Ukraina tiêm một liều vắc-xin. Truyền thông Ukraina đưa tin, nhiều lọ vắc-xin đã mở sẽ trở thành lãng phí vì không tìm được đủ các y bác sĩ sẵn sàng tiêm.

Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc và Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc đã công bố một nghiên cứu cho biết, Ukraina đang hứng chịu “một đại dịch thông tin”, với những thông tin sai lệch về Covid-19 và tiêm chủng tràn ngập trên mạng xã hội.

Sự căng thẳng về chính trị trong nội bộ Ukraina cũng là một nguyên nhân.

Những người phản đối Tổng thống Volodymyr Zelensky đã chỉ trích ông mạnh mẽ về hai loại vắc-xin được chính quyền đưa vào sử dụng, là AstraZeneca và Sinovac, dù hai loại vắc-xin này đều đã được chứng minh là an toàn và hiệu quả trong các thử nghiệm lâm sàng.

Lãnh đạo đảng đối lập, cựu Thủ tướng Yulia V.Tymoshenko đã đưa ra một dự luật trước Quốc hội, ngầm chỉ trích các lựa chọn của chính quyền. Bà đề xuất chính phủ phải bồi thường cho người dân nếu xảy ra bất cứ tác dụng phụ nào và phải bảo vệ từng người dân khỏi những hậu quả tiêu cực của hai loại vắc-xin trên.

Cựu Tổng thống Petro O.Poroshenko cũng cho biết, các nhân viên y tế nước này từ chối tiêm vắc-xin vì cho rằng hai loại trên có chất lượng kém. Ông này đã sử dụng ngôn ngữ khoa học để mô tả về vắc-xin Sinovac và AstraZeneca trong một bài phát biểu tại Quốc hội.

Bộ trưởng Y tế Ukraina Maksym Stepanov cho biết, đấu đá chính trị đã làm xói mòn lòng tin vào tiêm chủng. “Các chính trị gia cũng có phần trong việc mọi người không tin vào vắc-xin”. Quan chức này nói thêm, phần đông dân chúng giữ thái độ tiêu cực về vắc-xin là kết quả của nhiều tin tức giả bị các thành viên của phong trào chống tiêm chủng lan truyền.

Giới chức y tế nước này cho biết, khoảng 1/3 số y bác sĩ ở nước này đã nhiễm virus corona, phần còn lại đang bị chia rẽ giữa những người muốn tiêm vắc-xin với những người không có ý định tiêm.

Hoài Linh 

Thế giới đứng trước làn sóng Covid-19 thứ tư

Thế giới đứng trước làn sóng Covid-19 thứ tư

Một năm sau sự khởi đầu đáng sợ của đại dịch Covid-19 do virus corona gây ra, thế giới đang đứng trên bờ vực của làn sóng lây nhiễm thứ 4.

Cách cài đặt Bluezone giúp cảnh báo người nghi nhiễm Covid-19

Bluezone là ứng dụng giúp cảnh báo sớm cho người dùng nếu họ chẳng may từng tiếp xúc với những người bị nhiễm Covid-19.
Để nhận được các cảnh báo từ Bluezone, việc đầu tiên cần làm là tải về và cài đặt ứng dụng này.
Link tải Bluezone trên Android
Link tải Bluezone trên iOS
Sau khi cài đặt, người dùng cần cấp quyền cho ứng dụng Bluezone truy cập vào bộ nhớ và kết nối Bluetooth để nhận được cảnh báo từ ứng dụng.