Năm 2020 và đầu năm 2021, Việt Nam đã khống chế được Covid-19 thông qua việc kết hợp giữa đóng cửa biên giới và thực thi giãn cách xã hội. Gần đây, Việt Nam theo đuổi một cách tiếp cận linh hoạt hơn, như chung sống an toàn với virus, vừa phòng chống dịch vừa phát triển kinh tế thông qua tiêm vắc xin cho tất cả người dân…

{keywords}
Nhân viên y tế Hà Nội phục vụ trạm di động lấy mẫu xét nghiệm.Ảnh: TTXVN

Kiềm chế virus lây lan

“Việt Nam trải qua 4 đợt dịch Covid-19 từ đầu năm 2020 tới nay. Việt Nam đã hành động nhanh chóng và dứt khoát khi đợt dịch đầu tiên bùng phát bằng cách áp dụng tập quán toàn cầu tốt nhất về sức khỏe cộng đồng. Đó là đóng cửa biên giới, xét nghiệm, truy vết tiếp xúc, cách ly, đóng cửa trường học, cấm tụ tập đông người, yêu cầu đeo khẩu trang, thực hiện giãn cách xã hội… Những biện pháp ban đầu này rất hiệu quả. Các đợt dịch tiếp theo đòi hỏi các biện pháp nghiêm ngặt như phong tỏa, hạn chế đi lại”, Giáo sư Carlyle A. Thayer, Đại học New South Wales, Học viện Quốc phòng Australia, nhận định.

Một vấn đề mà Việt Nam phải đương đầu trong suốt giai đoạn hiện nay là có đủ lượng vắc xin để tiêm cho những thành viên dễ bị tổn thương trong xã hội, cũng như cho người lao động trong các ngành nghề thiết yếu, ông Thayer nói thêm.

Biến chủng Delta xuất hiện tạo ra tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng vì có tốc độ lây lan nhanh, gây ra tỷ lệ tử vong cao. “Các nhà lãnh đạo Việt Nam nhanh chóng nhận ra rằng, chính sách Zero Covid không khả thi. Để ứng phó, Việt Nam áp dụng chính sách 2 hướng chủ động. Đó là có đủ vắc xin để tiêm cho người dân để có thể trở lại cuộc sống bình thường và khôi phục các hoạt động kinh tế”, GS Thayer cho biết.

Theo vị chuyên gia Australia, về hướng thứ nhất, Việt Nam đã thực hiện chiến dịch ngoại giao Covid rất thành công, thu về lượng vắc xin cần thiết. Hiện nay, Việt Nam đang tiếp nhận, làm chủ công nghệ và nâng cao năng lực để tự sản xuất vắc xin phòng đại dịch.

Về hướng thứ hai, Việt Nam đã gia tăng nỗ lực tiêm chủng với trọng tâm là TP.HCM và các tỉnh phía Nam. Đông đảo người dân đã được tiêm vắc xin và các biện pháp giãn cách xã hội nghiêm ngặt đã được dỡ bỏ, ông Thayer phân tích.

Trong khi đó, ông James Borton, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Chính sách đối ngoại, Đại học Johns Hopkins (Mỹ), nhận định, làn sóng virus corona ở TP.HCM đã gây nhiều thách thức cho Chính phủ Việt Nam. Các biện pháp nghiêm ngặt đã ảnh hưởng tới nền kinh tế, làm tê liệt ngành du lịch. Vì vậy, Việt Nam đã chuyển sang chính sách sống chung an toàn với virus thông qua một loạt đợt tái mở cửa chia theo từng giai đoạn.

“Rõ ràng khi Covid-19 bùng phát lần đầu, Việt Nam đứng đầu khu vực nếu không muốn nói là toàn cầu, trong việc kiềm chế sự lây lan của virus. Năm 2020, trong vai trò Chủ tịch ASEAN, Việt Nam đã củng cố vai trò lãnh đạo của mình trong cuộc chiến khu vực chống lại đại dịch”, ông Borton nhận định.

Nhưng năm 2021, chủng Delta bùng phát, tràn qua Việt Nam và các nước khác. Thế giới lại thấy các nỗ lực của Việt Nam trong việc đối phó cơn bão sức khỏe cộng đồng. Đó là tổ chức các hội nghị trực tuyến, tụ hội ASEAN+3 (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc). “Những hoạt động này được công nhận là những bước đi quan trọng. Ngoài ra, phải ghi nhận công lao của Việt Nam trong việc áp dụng các biện pháp đối phó tác động đối với những người yếu thế, bao gồm phụ nữ, trẻ em và người cao tuổi”, học giả người Mỹ nói.

Cùng khu vực chủ động ứng phó

Việt Nam đã đưa ra nhiều sáng kiến, đề xuất, giải pháp phòng chống Covid-19. Đó là kích hoạt các kênh trực tuyến để bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt giữa các nước ASEAN, tăng cường điều phối đối thoại với các đối tác (như tổ chức các cuộc thảo luận đặc biệt ASEAN+3), cung cấp trang thiết bị y tế, đồ bảo hộ cho nhiều nước ở các châu lục khác nhau, thành lập kho dự trữ khu vực trang thiết bị y tế và sản phẩm thiết yếu để đáp ứng các yêu cầu khẩn cấp… Những việc này đã giúp tăng cường sự đoàn kết và hợp tác của ASEAN trong phòng chống đại dịch và khôi phục kinh tế.

“Việt Nam nhanh chóng xoay trục từ hiện thực bình thường sang lãnh đạo chủ động để đối phó đại dịch trên quy mô khu vực và toàn cầu”, GS Thayer nhận định.

Việt Nam đã tiên phong sử dụng các hội nghị trực tuyến để tụ họp các bộ trưởng chủ chốt, lãnh đạo chính phủ để thực hiện các chính sách dành cho khu vực Đông Nam Á. Việt Nam cũng sử dụng mạng lưới ngoại giao rộng khắp của mình để huy động sự ủng hộ của các nước lớn đối với ASEAN và các thành viên của khối.

Theo ông Thayer, ngay từ đầu, Việt Nam đã tạo tiền đề cho việc hoạch định chiến lược khôi phục hậu Covid cho các thành viên ASEAN. “Tóm lại, việc Việt Nam xử lý khủng hoảng Covid-19, với tư cách Chủ tịch và thành viên ASEAN, giải thích lý do Việt Nam tạo được danh tiếng là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế”, GS Thayer nhận định.

Là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, Việt Nam đã và đang chung tay với các nước khác, các tổ chức lớn trong việc giải quyết các vấn đề khu vực và toàn cầu, đặc biệt là những vấn đề liên quan tranh chấp trên Biển Đông và tình hình Myanmar.

Ông Borton cũng có quan điểm tương tự.

Bảo Đức (Theo Aseanreport)

Campuchia quyết liệt chống Covid-19, Việt Nam hỗ trợ tích cực

Campuchia quyết liệt chống Covid-19, Việt Nam hỗ trợ tích cực

Đại sứ Việt Nam cho biết, trong bối cảnh dịch Covid-19 tái bùng phát mạnh, Chính phủ Campuchia đã cho triển khai những biện pháp mạnh mẽ nhằm ngăn chặn virus lây lan. Việt Nam luôn sát cánh hỗ trợ nước bạn trong quá trình này.