{keywords}
Ảnh: AP

Khi đại dịch do virus corona gây ra đã kéo dài sang năm thứ hai và những mối lo kinh tế vẫn còn dai dẳng, các nhà nhân khẩu học đang nghiên cứu các lý do dẫn tới tỷ lệ sinh giảm đột ngột thời kỳ đại dịch. Trong khi đó, phụ nữ phải học cách trải qua cuộc vượt cạn cùng với khẩu trang và giới thiệu em bé mới chào đời với người thân qua cửa sổ.

Sợ hãi, lo lắng và hỗn loạn đặc biệt nghiêm trọng ở thành phố New York trong những tháng đầu của đại dịch Covid-19 vì đây là một trong những điểm nóng nhất về dịch của Mỹ, theo AP.

Whitnee Hawthorne sinh con trai thứ hai vào ngày 7/5 tại một bệnh viện New York. Mười tháng sau, con cô vẫn chưa được gặp ông bà đang sống ở Louisiana. “Con trai đầu của tôi được gặp ông bà ngay tuần thứ hai sau khi nó chào đời”, Hawthorne kể.

Người phụ nữ này cho hay, cô vẫn còn may vì có chồng ở bên lúc sinh, sau khi lệnh cấm chồng có mặt lúc vợ chuyển dạ được dỡ bỏ vài tuần trước đó.

Là một phụ nữ da đen, Hawthorne kể, cô từng quyết định sẽ rời bang đang sinh sống còn hơn phải sinh con một mình. “Tôi biết rõ tỷ lệ tử vong khi sinh với phụ nữ da đen là rất cao và tôi từng có trải nghiệm tồi tệ với một y tá trong lần sinh đầu tiên, tôi rất sợ”, Hawthorne nói.

Giống như Hawthorne, Nneoma Maduike vẫn phải đeo khẩu trang khi sinh con thứ hai vào ngày 1/8/2020, sau một thời gian mang thai với nhiều thắc mắc còn chưa tỏ.

“Sự lo lắng là vô cùng khủng khiếp. Nhiều thông tin tới mức tôi không biết phải tuân thủ theo chỉ dẫn nào. Chồng tôi là bác sĩ và anh ấy vẫn đi làm hàng ngày, điều đó càng khiến tôi lo lắng hơn”, Maduike, sống ở Brooklyn kể.

Một ngày sau khi sinh mổ, Maduike được về nhà. Vào thời điểm đó, các bệnh viện đều cố gắng bảo vệ bà mẹ mới sinh và các em nhỏ mới chào đời khỏi virus corona bằng cách cho họ xuất viện sớm, giảm tải cho bộ máy nhân viên.

Dù chồng Maduike có mặt bên cạnh vợ lúc sinh thì cả hai người đều không biết bệnh viện sẽ để em bé mới sinh ở chung phòng với mẹ, thay vì trong phòng dành riêng cho trẻ, như một biện pháp đề phòng. Sau khi vợ sinh, chồng Maduike phải về nhà với con trai lớn của họ, để người vợ chăm sóc con ngay sau ca mổ. Vì những lo ngại an toàn nên việc chồng Maduike có thể quay lại bên vợ và con trai mới sinh là một cuộc đấu tranh với bệnh viện.

Dĩ nhiên, không ai được vào thăm, việc này trái ngược hẳn với lần sinh đầu tiên của Maduike. Không một người bạn nào được phép ghé bệnh viện cùng với bóng, hoa và đồ ăn để thăm Maduike. Mẹ cô, sống ở Texas, cũng không tới ở lâu để chăm em bé như truyền thống văn hoá của người Nigeria. Mẹ Maduike chỉ ghé thăm trong thời gian ngắn, mua ít nguyên liệu làm món súp dành cho bà mẹ mới sinh. Do hạn chế đi lại vì đại dịch Covid-19, cha của Maduike cũng bị mắc kẹt ở Nigeria và tới giờ vẫn chưa gặp cháu.

Liz Teich cùng chồng và con trai 3 tuổi chuyển từ Brooklyn tới ngoại ô New Rochelle vào tháng 2/2020, trước khi cô sinh con thứ hai khoảng hai tháng. Liz cho biết, vào thời điểm cô sinh con, do sức ép của các phụ nữ sắp sinh, bệnh viện vừa dỡ bỏ lệnh cấm các ông chồng có mặt cạnh vợ lúc vượt cạn. “Tôi thực sự lo lắng khi phải ở một mình khi bệnh viện thiếu hụt nhân viên giữa lúc đại dịch”.

30 tiếng sau khi sinh, Teich và con được về nhà. “Tôi thậm chí còn không tắm. Tôi sợ không dám đụng vào phòng tắm. Chúng tôi không biết liệu virus lây qua đường không khí hay nó tồn tại trên các bề mặt…”.

Jen Guyuron, ở Cleveland đã sinh con gái, đặt tên là Gigi vào tháng 3 năm ngoái và hiện giờ cô lại đang mang thai. “Chưa ai gặp Gigi và giờ chúng tôi sắp có hai con. Về cơ bản, bệnh viện đã đóng cửa ngay sau khi chúng tôi bước vào. Tôi còn nhớ đã nói với chồng mình rằng tốt hơn hết là anh đừng ho hay hắt xì”.

Khi Jen vượt cạn, cha và mẹ cô ngồi chờ trong xe ngay ở bệnh viện. Mẹ Jen đã viết cho cô một bài thơ ngay sau khi Gigi chào đời. Điều này đã truyền cảm hứng cho Jen viết một bài thơ cho con gái và sau đó biến những lời nói thành một cuốn sách dành cho trẻ em. “Em bé trong cửa sổ” là cuốn sách Jen tự xuất bản. Cuốn sách là một cách Jen nói với các bà mẹ khác rằng họ không đơn độc trong đại dịch.  

Jen kể, sau khi Gigi chào đời, anh chị em họ, ông bà con bé và các bạn bè cô chỉ có thể gặp bé qua cửa sổ nhà họ. Jen nói, Gigi nhìn thấy mọi người khi tất cả đều đeo khẩu trang và cô hiện không rõ con bé có sợ hãi khi gặp mọi người lúc không còn phải đeo khẩu trang hay không.

Hoài Linh

Lý do nhiều người phá luật để làm 'chuyện ấy' thời Covid-19

Lý do nhiều người phá luật để làm 'chuyện ấy' thời Covid-19

Quan hệ tình dục giữa những người không sống cùng nhà thường bị phản đối trong thời Covid-19, song không ít người đã phá phong tỏa để đi hẹn hò, quan hệ thân mật. 

Cảnh đau lòng thời Covid-19: 'Tôi vĩnh biệt em gái qua màn hình máy tính'

Cảnh đau lòng thời Covid-19: 'Tôi vĩnh biệt em gái qua màn hình máy tính'

Như hàng nghìn người Mỹ khác, Heather Hussli buộc phải chào từ biệt lần cuối em gái Heidi qua màn hình máy tính.

Cách cài đặt Bluezone giúp cảnh báo người nghi nhiễm Covid-19

Bluezone là ứng dụng giúp cảnh báo sớm cho người dùng nếu họ chẳng may từng tiếp xúc với những người bị nhiễm Covid-19.
Để nhận được các cảnh báo từ Bluezone, việc đầu tiên cần làm là tải về và cài đặt ứng dụng này.
Link tải Bluezone trên Android
Link tải Bluezone trên iOS
Sau khi cài đặt, người dùng cần cấp quyền cho ứng dụng Bluezone truy cập vào bộ nhớ và kết nối Bluetooth để nhận được cảnh báo từ ứng dụng.