- Với việc giành ngôi Á quân tại VCK U23 châu Á 2018, U23 Việt Nam được chọn làm hạt giống số 1 vòng loại U23 châu Á 2020. Không những vậy, U23 Việt Nam còn được đăng cai một bảng đấu trên sân nhà, qua đó tạo lợi thế lớn cho đội đương kim Á quân. 

Ẵm 4 cúp V-League, bầu Hiển, Văn Quyết, Thành Lương nói gì?

Hà Nội thắng to ngày ẵm cúp, Nam Định hẹn quyết đấu Cần Thơ

Việt Nam mơ vàng AFF Cup: Người Thái thế, thầy Park tính thế nào?

Bầu Hiển cùng cầu thủ Hà Nội tưng bừng nâng cúp vô địch V-League

Thông tin từ Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC), vòng loại U23 châu Á 2020 diễn ra từ 22 đến 26/3/2019. Tại vòng loại, 44 đội bóng gồm 24 đội thuộc khu vực Tây Á và 20 đội thuộc khu vực Đông Á được chia thành 11 bảng đấu theo khu vực địa lý (5 bảng Đông Á và 6 bảng Tây Á).

11 đội xếp thứ nhất và 4 đội xếp thứ nhì có thành tích tốt nhất tại 11 bảng đấu cùng đội chủ nhà Thái Lan được vào thẳng VCK, dự kiến diễn ra từ ngày 8 đến 26/1/2020.

{keywords}
U23 Việt Nam được xếp là hạt giống số 1 vòng loại U23 châu Á 2020

Việt Nam được chọn làm hạt giống số 1 và xếp ở bảng G, với mã (G1). Với việc được xếp làm hạt giống số 1, U23 Việt Nam không phải gặp các đội bóng mạnh (hạt giống ở các bảng còn lại) như Hàn Quốc, Nhật Bản, Uzbekistan...

Ở vòng loại, Việt Nam tiếp tục được AFC trao cho quyền đăng cai một bảng đấu (bảng G), giống như vòng loại U23 châu Á 2018 (tổ chức ở TPHCM). Đây là những lợi thế không nhỏ của thầy trò HLV Park Hang Seo trong mục tiêu lọt sâu vào giải đấu. Ba đội xếp hạng cao nhất của VCK U23 châu Á 2020 sẽ đại diện châu Á tham dự Olympic Tokyo 2020.

Lứa U23 Việt Nam tham dự vòng loại U23 châu Á 2020 sẽ là những cầu thủ sinh năm 1997 trở đi như Quang Hải, Bùi Tiến Dũng, Văn Hậu...

PHÂN LOẠI HẠT GIỐNG:

1. Khu vực Đông Á

Nhóm 1: Việt Nam, Hàn Quốc, Malaysia, Nhật Bản, CHDCND Triều Tiên

Nhóm 2: Trung Quốc, Australia, Thái lan, Myanmar, Hong Kong

Nhóm 3: Campuchia, Indonesia, Timor-Leste, Lào, Singapore

Nhóm 4: Mông Cổ, Brunei, Philippines, Đài Bắc Trung Hoa, Macau

2. Khu vực Tây Á

Nhóm 1: Uzbekistan, Qatar, Iraq, Palestine, Jordan, Saudi Arabia

Nhóm 2 : Syria, Oman, Iran, UAE, Tajikistan, Bahrain

Nhóm 3: Lebanon, Ấn Độ, Kyrgyzstan, Turkmenistan, Nepal, Bangladesh

Nhóm 4: Afghanistan, Kuwait, Maldives, Pakistan, Sri Lanka, Yemen.

Đại Nam