- Chủ nhân tấm vé thăng hạng V-League 2018 cân nhắc làm hồi sinh cái tên Thể Công. Nhưng khoác lên mình một cái tên đã từng lừng lẫy, mang tính biểu tượng đồng nghĩa sức ép không hề nhỏ.

Tuyển Việt Nam: Vì HLV Park Hang Seo mới là "người đặc biệt"!

Bản quyền AFF Cup 2018: Cafe bóng đá phải xin phép

Sao U23 Việt Nam ghi bàn, Thể Công trở lại V-League

Chưa có quyết định chính thức để nhà tân vô địch giải hạng Nhất quốc gia- Cup An Cường 2018 Viettel được nhận lại cái tên danh giá một thời Thể Công. Tuy nhiên, có thể sau trận hạ màn với Hà Nội B chiều nay, cái tên Viettel được xếp lại, qua đó tân binh V-League mùa tới được mang tên Thể Công.

{keywords}
Viettel đã giành chức vô địch để giành vé thăng hạng V-League sớm một vòng đấu

Đối với nhiều người, Thể Công giống như "cõi thiêng". Tức là thầy trò Nguyễn Hải Biên ra sân mùa tới dưới cái tên Thể Công đồng nghĩa giúp bao nhiêu nỗi niềm đau đáu nguôi ngoai nhờ sự hồi sinh của cái tên lừng lẫy ấy. Chính những tân binh V-League đã nỗ lực, miệt mài hoàn tất mục tiêu thăng hạng V-League để làm hồi sinh cái tên ấy. Bởi một khi "chậm tiến độ" lên V-League, cơ hội lấy lại tên cũng tiêu tan.

Vấn đề ở chỗ, người đau đáu, muốn Viettel đổi tên thành Thể Công nhiều thì người phản đối cho cuộc đổi tên ấy cũng chẳng ít. Rất nhiều CĐV ruột của Thể Công ngày nào lên tiếng rằng, hãy để ký ức Thể Công ngủ yên. Bởi thực tế, Viettel lúc này tiếng là truyền nhân Thể Công song rất thiếu sự tiếp nối từ đội bóng áo lính. Thể Công đích thực hiện đang "sót" lại ở Thanh Hoá- nơi được gả bán, tiếp nhận đội bóng sau mùa V-League 2009 hay chí ít là CLB Sài Gòn, đội bóng được bầu HIển mua lại từ chính Viettel.

{keywords}
Nhiều CĐV đội bóng áo lính hạnh phúc khi sắp được thấy cái tên Thể Công hồi sinh

Hồi sinh Thể Công hay giữ nguyên là Viettel? Những cuộc tranh cãi còn chưa dứt, nhưng áp lực và gánh nặng từ việc tái sinh cái tên lừng lẫy đã đến. Nó đến từ những khó khăn chờ đón ở V-League 2019, bởi nếu nguyên lứa cầu thủ do Bùi Tiến Dũng là thủ lĩnh, rõ ràng truyền nhân đội bóng áo lính không dễ tồn tại ở sân chơi nghiệt ngã ấy. Thậm chí cuộc trở lại của Viettel- Thể Công còn nhiều vấn đề hơn cả lứa Công Phượng, Xuân Trường, Văn Toàn... của HAGL mà bầu Đức đã bốc lên V-League cách nay 4 mùa.

Đội bóng của HLV Nguyễn Hải Biên cần giải những bài toán khó. Con người hiện tại là chưa đủ cứng cáp để đứng vững ở V-League, bởi cứ so sánh với lứa HAGL thì trừ Bùi Tiến Dũng tạo tên tuổi với U23 Việt Nam hay phần nào đó là Trọng Đài, Hoàng Đức..., rất ít cái tên của lò Viettel được trau dồi thường xuyên trong màu áo tuyển như đám nhỏ nhà bầu Đức. Tất cả mới loanh quanh trong tấm áo hạng Nhất nên chơi ở V-League là câu chuyện không dễ.

Có những thông tin đề cập Viettel- Thể Công chiêu mộ trung vệ Quế Ngọc Hải sau khi cầu thủ này đáo hạn hợp đồng. Đó là mảnh ghép quý giá nếu đội bóng áo lính thu nạp được cầu thủ giàu chất lượng như vậy. Tuy nhiên, để thật sự cứng cáp, đội bóng của HLV Nguyễn Hải Biên cần 4-5 cái tên như vậy là nòng cốt.

{keywords}
Chỉ riêng Bùi Tiến Dũng thôi là chưa đủ để Viettel- Thể Công vững vàng ở V-League

Vả lại, ngay bài toán có ngoại hay không dùng ngoại đến giờ cũng chưa chắc chắn. Viettel- Thể Công không thiếu lực để mua ngoại binh xịn, vấn đề vướng mắc của họ là cơ chế. Trong khi đó, thật khó tồn tại ở V-League nếu đội hình chỉ chơi với nội binh, chưa kể dàn nội binh ấy còn non và chưa cứng cáp để đảm bảo đứng vững.

Tái sinh một Thể Công lừng lẫy thì phải có trách nhiệm để cái tên ấy không bị xấu đi vì chuyên môn chưa đủ vững để làm rạng danh. Cho nên, đừng gượng ép khi điều kiện chưa đủ chín muồi để hồi sinh một Thể Công lừng lẫy trong quá khứ.

Trước hết, cứ xem Viettel chứng minh thế nào khi đá với Hà Nội B- đối thủ giành ngôi Á quân giải Nhất quốc gia- Cup An Cường 2018- trong trận cầu mang tính danh dự. Không làm đẹp lòng CĐV, không làm CĐV đủ niềm tin thì cái tên Thể Công gần mà lại xa.

Khắc Hoàng