Ở cuộc tranh chấp HCV hạng 71kg nữ môn cử tạ, chỉ là câu chuyện riêng của đô cử Nguyễn Thị Vân và Kristel của Philippines.

Ở lần cử đẩy thứ hai, VĐV chủ nhà là Kristel không được công nhận cú đẩy  với dòng trạng thái “No Lift” (Không đẩy được).

Điều mà không ai ngờ đã xảy ra sau đó 1 phút, còi hiệu báo lại vang lên rằng cú đẩy của VĐV Philippines là “Good Lift” (Đẩy thành công). Lúc này, từ vị thế bám đuổi, Kristel hơn Nguyễn Thị Vân 3kg. VĐV người Philippines nâng mức tổng cử lên 213kg.

{keywords}
 
{keywords}
VĐV chủ nhà phạm luật nhưng sau đó lại được công nhận

Sau đó VĐV chủ nhà thực hiện thành công cú đẩy cuối cùng ở mức 123kg, qua đó có tổng mức 216kg, hơn VĐV Việt Nam 2kg. 

"Nếu đô cử chủ nhà phải thực hiện lại lượt đẩy thứ hai ở mức 120kg, Việt Nam sẽ đoạt HCV", ông Đỗ Đình Kháng - lãnh đội cử tạ Việt Nam cho biết.

Theo ông Kháng, ở cú đẩy của VĐV chủ nhà, có 3 trọng tài bắt chính thì có hai trọng tài phất cờ đỏ, báo hiệu động tác không thành công. Theo Luật, nếu giám sát không có ý kiến gì thì cú đẩy đó không thành công. Tuy nhiên, cũng giống như VAR trong bóng đá nhưng ở cử tạ lại khác, giám sát được quyền thay đổi quyết định nhưng lại đoán theo cảm tính.

{keywords}
Nguyễn Thị Vân nhận HCB, không phục kết quả của cuộc thi đấu

Cũng theo ông Kháng, việc Vân bị mất HCV vì lý do như nào thì ai cũng đã thấy, nên không có gì phải bình luận nhiều, ông nói: "Tôi nhắc các bạn rằng đây là nước chủ nhà, có thể có điều gì đó giám sát nhẹ tay cho VĐV chủ nhà. Các bạn có thể tự tìm hiểu lấy".

Sau khi bước xuống bục nhận huy chương ở hạng cân 71kg, lực sĩ Nguyễn Thị Vân bật khóc nức nở. Đô cử Việt Nam cho biết cô bị trọng tài “cướp” HCV.

Hụt tấm HCV vì sự cố trọng tài, nhưng cử tạ Việt Nam vẫn có một kỳ SEA Games thành công, với việc giành 4 HCV - gấp đôi chỉ tiêu đề ra.

Bằng Lăng (từ Manila)