- Nếu như câu hỏi "ai là đội trưởng của U23 Việt Nam vào thời điểm này" được đặt ra e rằng không dễ có câu trả lời, khi mà ông thầy người Nhật cũng liên tục xoay tua với tấm băng vô tri, nhưng lại đầy danh giá cũng như vô cùng quan trọng này...

Xoay tua cả băng đội trưởng

Như đã đề cập, câu hỏi ai là đội trưởng chính thức của U23 Việt Nam vào lúc này là không dễ để trả lời. Bởi thực tế, ở lần tập trung chuẩn bị cho VCK giải châu lục, ông Miura đã giao băng Captain cho rất nhiều cầu thủ.

{keywords}

Sau Quế Ngọc Hải, ông Miura có vẻ không còn tìm kiếm được mẫu đội trưởng thực thụ cho đội bóng của mình.

Lịch tường thuật trực tiếp VCK U23 châu Á 2016

Đó là sự thật, bởi ở những trận đấu giao hữu trước khi vào giải ở Qatar, lần lượt Thanh Hiền, Hữu Dũng, Công Phượng, Thanh Bình, Duy Khánh, Tấn Tài...đã được ông thầy người Nhật tín nhiệm cho chức danh đầy quan trọng ở đội này.

Cụ thể hơn, đã có tới 10 cái tên đã được HLV Miura chỉ định mang băng đội trưởng trong suốt khoảng 2 tháng tập trung với chừng 6 trận đấu cả tại Việt Nam lẫn Qatar.

Tất nhiên, chuyện xuay tua chiếc băng đội trưởng trong những trận giao hữu không phải là điều gì quá to tát. Tuy nhiên, nó lại là một vấn đề khác khi giải đấu đã bắt đầu.

Quyết định xoay tua đối với một cầu thủ quan trọng trên sân - như một cánh tay nối dài của HLV trưởng đối với các đồng đội trong sân, hay sinh hoạt là vô cùng khó hiểu.

Bởi chẳng riêng gì quốc tế, ngay cả ở Việt Nam mỗi lần các đội tuyển tập trung việc bầu (hoặc chỉ định) ai là đội trưởng thường được diễn ra trước khi bắt đầu tập luyện, thi đấu.

{keywords}

Liên tục xoay tua chiếc băng đội trưởng cũng là lý do...

Thậm chí có những lần tập trung, chức danh "cán bộ ở đội" không cần phải bầu khi khá nhiều cái tên uy tín luôn mặc định cho vai trò Cap đầy quan trọng đó cả vài năm liền như Minh Phương, Công Vinh...

Nhưng với ông thầy người Nhật lại khác, dường như trong mắt HLV Miura 1/3 số cầu thủ tập trung đều xứng đáng là "cán bộ" trong đội bóng của mình bất chấp họ có đủ uy tín, khả năng hay không.

Và đến hệ lụy khó lường...

Thực tế, khó có thể lý giải tại sao ông Miura làm như thế trong khi đội bóng của mình có thừa những con người vượt lên tất cả về uy tín trong sinh hoạt lẫn chuyên môn trên sân cỏ để xứng đáng là cầu nối đến với những người còn lại.

Nhưng, ông Miura đã không chọn chính thức bất cứ một ai trong số những Duy Mạnh, Xuân Trường, Công Phượng hay Thanh Bình...để mang băng Captain của đội, sau thời Quế Ngọc Hải.

Không chọn được đội trưởng chính thức - là cánh tay nối dài của BHL với các cầu thủ, dường như là bởi ông thầy người Nhật đang bối rối trong mớ bòng bong của đội nhà kể từ khi tập trung.

{keywords}

...để U23 Việt Nam đá rất thiếu hồn, thiếu lửa trước U23 Jordan

Hoặc cũng có thể, với chiêu bài tâm lý giống như nhiều đợt tập trung ĐTQG hay U23 Việt Nam trước đây, HLV Miura đã quyết định làm hài lòng phần lớn các học trò bằng việc giao luân phiên vai trò đội trưởng cho họ.

Dù là nguyên nhân thế nào đi chăng nữa thì việc xoay tua vai trò đội trưởng có lẽ cũng là sai lầm của ông thầy người Nhật khi trên sân gần như không có một tiếng nói chung, một lời nói trọng lượng nào.

Thất bại trước U23 Jordan bởi chuyên môn thua sút là dễ hiểu, nhưng ai cũng có thể nhận thấy rằng khi thua bàn đầu tiên U23 Việt Nam đá vẫn "nhàn nhạt" và vô cùng thiếu lửa.

Hữu Dũng rõ ràng vẫn chưa có lời nói đủ sức nặng đến các đồng đội, để khiến cho cách chơi cũng như tinh thần của đồng đội xuống rất thấp sau khi để đối thủ mở tỉ số.

Thua về chuyên môn đã đành, đằng này U23 Việt Nam thua luôn cả về tinh thần, độ kết dính. Và có lẽ, cũng là bởi câu chuyện xoay tua vai trò đầu tàu từ ông thầy người Nhật...

Duy Nguyễn