Bàn về giữ hay bỏ biên chế, bà Đặng Thị Hoàng Yến - Chủ tịch Trường ĐH Tân Tạo đặt câu hỏi: Phải chăng “luật chơi” mới này được đặt ra khi chất lượng đào tạo chung của ngành đã đến lúc phải xem xét nghiêm túc?

Giáo dục đại học: Đông nhưng mà chưa đủ

Gần đây, diễn đàn giáo dục lại nóng lên vấn đề giữ hay bỏ biên chế trong ngành giáo dục. Có nhiều luồng ý kiến ủng hộ, phản bác lẫn lo lắng rằng chủ trương này nếu được áp dụng, sẽ có tác động ra sao đến chất lượng dạy và học hiện tại.

Tuy nhiên, có một góc độ phải cần được xem xét rõ ràng về nguồn gốc của nỗi âu lo này.

Bà Đặng Thị Hoàng Yến - Chủ tịch Trường ĐH Tân Tạo (TTU), một nhà giáo dục tâm huyết với ngành chia sẻ: “Tôi cho rằng, đây là một trong những nỗ lực của các cấp hữu quan trọng việc làm trong sạch môi trường sư phạm, làm sao để giáo viên có ý thức về vai trò của mình hơn, cạnh tranh hơn trong công việc, và từ đó nâng cao chất lượng dạy của các thầy cô. Nhìn ở khía cạnh khác, phải chăng “luật chơi” mới này được đặt ra khi chất lượng đào tạo chung của ngành đã đến lúc phải xem xét nghiêm túc?”.

{keywords}

Bà Đặng Thị Hoàng Yến - Chủ tịch HĐQT Đại học Tân Tạo

Hàng năm, chúng ta có hơn 400.000 sinh viên tốt nghiệp tham gia vào thị trường lao động, nhưng nhiều sinh viên sau khi ra trường khó tìm được việc làm. Trong khi đó, các nhà tuyển dụng lại không tìm được nguồn nhân lực chất lượng cao.

Ví dụ như khi Intel tổ chức thi tuyển kỹ sư cho nhà máy của mình tại Tp.HCM, có 2000 ứng viên dự thi nhưng chỉ có 5% trong số đó đạt yêu cầu! Vậy phải chăng nền giáo dục Đại học của chúng ta chưa đi sâu vào thực dạy - thực học mà vẫn đang chú trọng vào tấm bằng tốt nghiệp?

Thực học là phải ứng dụng được

Đại diện TTU cho biết đây là thời gian quan trọng, khi các trường đại học buộc phải xác định lại triết lý đào tạo, sứ mệnh và cấu trúc lại không chỉ nội dung, chương trình đào tạo, phương thức đào tạo mà cả mô hình quản trị đại học.

Từ những ngày đầu thành lập, trong danh mục các môn học cơ sở bắt buộc tại Trường Đại học Tân Tạo dành cho sinh viên ở tất cả các khoa, đã được bổ sung môn Nghệ thuật lãnh đạo và giao tiếp.

Theo đó, việc đưa các tín chỉ học lãnh đạo và giao tiếp là một trong những cam kết để đào tạo nên một thế hệ sinh viên mới có đầy đủ tố chất để cạnh tranh với nhân lực quốc tế. Trong kỷ nguyên toàn cầu hóa, mỗi trường đại học phải có được tầm tư duy học thuật và tầm nhìn toàn cầu.

Do vậy, tăng cường hợp tác trong đào tạo, nghiên cứu, phát triển công nghệ và giao lưu văn hóa là điểm cốt yếu trong chiến lược phát triển của trường đại học.

Để giúp phụ huynh và học sinh xác định được nhu cầu của bản thân trong việc lựa chọn ngành học, cũng như định hướng nghề nghiệp cho các em trước ngưỡng cửa Đại học, mới đây, TTU đã tạo điều kiện cho hơn 100 phụ huynh và học sinh cùng ban lãnh đạo trường trung học phổ thông quốc tế Việt Mỹ và THPT Hai Bà Trưng đã tham dự chương trình Trải nghiệm mô hình giáo dục Hoa Kỳ tổ chức tại khuôn viên trường.

Chương trình “Một ngày trải nghiệm mô hình giáo dục Hoa Kỳ” đã tìm hiểu kỹ về trường Đại học Tân Tạo, nên đây là dịp để các em có cơ hội đến tham quan cơ sở vật chất cũng như các lớp học về ngành, giúp các em có cái nhìn thực tế về hơn về môi trường học đại học: các em học cái gì, học với ai?

{keywords}

Các em học sinh hào hứng trong chương trình Một ngày trải nghiệm mô hình giáo dục Hoa Kỳ tại Đại học Tân Tạo

Từ khi mới thành lập, mô hình giáo dục Liberal Arts - khai phóng đã đưa ĐH Tân Tạo tiên phong trở thành trường ĐH phi lợi nhuận thành công rực rỡ đầu tiên ở Việt Nam. Học sinh được vào học trong một môi trường quốc tế giảng dạy 100% bằng tiếng Anh, đầy đủ tiện nghi, theo chuẩn đào tạo của ĐH Rice (Hoa Kỳ) nổi tiếng. TTU đang là một trong số ít những trường đại học ngoài công lập được Bộ GD-ĐT cho phép đào tạo Ngành Y Đa khoa và Công nghệ sinh học.

Theo thông tin từ Ban tuyển sinh của Trường ĐH Tân Tạo, năm nay trường tuyển sinh 5 nhóm ngành gồm:

Nhóm ngành III ( Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh) tuyển sinh 4 ngành là Quản trị kinh doanh, Kinh doanh quốc tế, Tài chính ngân hàng, Kế toán với 75 chỉ tiêu.

Nhóm ngành IV (Khoa Công nghệ sinh học) tuyển sinh ngành Công nghệ sinh học và Sinh học ứng dụng với 50 chỉ tiêu.

Nhóm ngành V (Khoa Kỹ thuật) tuyển sinh 50 chỉ tiêu cho ngành Điện - Điện tử và Khoa học máy tính.

Nhóm ngành VII (Khoa Nhân văn và Ngôn ngữ) được giao 25 chỉ tiêu cho ngành Ngôn ngữ Anh. Nhóm ngành được giao nhiều chỉ tiêu nhất và nhận được nhiều sự quan tâm nhất là nhóm ngành VI (Khoa Y) với 200 chỉ tiêu.

Doãn Phong