Nếu như với hầu hết các ngôn ngữ khác, người học sẽ học hết bảng chữ cái trước rồi sau đó mới bước vào học các kĩ năng khác như nghe, nói, đọc, viết, thì với tiếng Nhật, số lượng Kanji lên tới hơn 2000 chữ, nên đa phần người học phải dàn trải Kanji trong quá trình học các kiến thức khác. Cũng vì thế, học Kanji chưa bao giờ là dễ dàng với người học tiếng Nhật nói chung và người học tiếng Nhật tại Việt Nam nói riêng.

Mới đây, trên thị trường mới xuất hiện bộ sách “Huyền Lục thư - Học Kanji bằng Lục thư cải tiến”, một sản phẩm học Kanji tiếng Nhật dựa trên bản chất thực sự của Kanji là Lục thư.

{keywords}
 

Lục thư vốn là cấu tạo của Kanji với 6 cách hình thành bao gồm: Tượng hình, Chỉ sự, Hội ý, Hình thanh, Chuyển chú, và Giả tá. Nghĩa là Kanji có thể được phân thành 6 nhóm với những đặc điểm và tính chất khác nhau. Dựa trên điều này, bộ sách đã đưa ra 6 phương pháp học phù hợp cho mỗi nhóm chữ. Học hiểu Kanji từ chính bản chất vốn có, phương pháp học Kanji bằng Lục thư được đông đảo người học tiếng Nhật tại Việt Nam hưởng ứng.

{keywords}
 

Trong “Huyền Lục thư - Học Kanji bằng Lục thư cải tiến”, nhóm tác giả nêu rõ những khó khăn khiến khó ứng dụng được Lục thư gốc vào việc học Kanji, đồng thời đưa ra được những cách khắc phục triệt để, vừa thông minh, sáng tạo nhưng không xa rời bản chất thực.

{keywords}
 

Tác giả của bộ sách Huyền Lục thư là doanh nhân Thanh Thanh Huyền. Bên cạnh bằng N1 178/180, chị từng có vài năm sinh sống, làm việc tại Nhật Bản trước khi trở thành doanh nhân. Thanh Thanh Huyền hiện điều hành đồng thời hai công ty, một công ty sản xuất chế biến gia công thực phẩm nổi tiếng tại Hải Phòng và một công ty về tư vấn đầu tư, luật…tại Hà Nội.

Từng trải qua nhiều vai trò và đứng ở đủ các góc độ, từ người học, người dạy tiếng Nhật đến biên phiên dịch và người Việt sinh sống - làm việc tại Nhật nên Thanh Thanh Huyền phần nào hiểu rõ thực trạng, vấn đề mà người Việt Nam gặp phải khi học tiếng Nhật. Sau những trăn trở, cô quyết định cùng đồng sự cho ra mắt bộ sách này với những đánh giá mang tính toàn diện, khách quan và sâu sắc về tiếng Nhật của bản thân, từ đó tạo hệ thống tư duy căn bản để “khai sinh” ra phương pháp học tập mới mang tên Lục thư cải tiến.

{keywords}
 

Thanh Thanh Huyền chia sẻ: “Tiếng Nhật hiện nay sử dụng Kanji, giống như tiếng Trung sử dụng chữ Hán vậy. Và cấu tạo của Kanji là Lục thư, nghĩa là 6 nhóm chữ. Hàng ngàn Kanji nhưng được phân loại theo 6 nhóm, giống như 1 trường đại học có hàng ngàn sinh viên nhưng được phân theo từng ngành vậy.

Khó khăn ở đây là Lục thư vốn phân loại đầy đủ 80 nghìn chữ Hán, nhưng tiếng Nhật chỉ mượn về 2.000 chữ, nên có không ít chữ gặp phải khó khăn nếu áp dụng Lục thư gốc. Và vì thế, để làm sao vẫn vận dụng được Lục thư để học chữ Hán cho đúng bản chất, mà lại phải hiệu quả, mình đã phải cải tiến nó. Và với các bước cải tiến được trình bày chi tiết trong bộ sách này sẽ gúp cho người đọc dễ hiểu, ngay cả với những người chưa từng học tiếng Nhật bao giờ...”

{keywords}
 

Thanh Thanh Huyền cho biết: “Người Việt Nam rất sáng tạo khi học tập và làm việc, nhưng câu hỏi đặt ra là, sáng tạo thế nào là đúng, là đủ? Đối với kiến thức, sự sáng tạo cần đưa vào một cách tinh tế để không làm mất đi giá trị cốt lõi vốn có, sự sáng tạo chỉ nên là một công cụ giúp người học lĩnh hội được kiến thức đó nhanh hơn chứ không được biến kiến thức đó thành một kiến thức khác. Học đúng, sáng tạo vừa đủ sẽ giúp người học làm chủ được kiến thức của mình.”

Tấn Tài