Lan tỏa tình yêu hoa lan

Vườn lan Hai Beo là đơn vị tổ chức buổi lễ “25 năm -  Một chặng đường”, nhằm kỷ niệmtròn 25 năm gắn bó với cây lan của vườn, đồng thời tri ân người đi trước và chia sẻ kinh nghiệm về các loài lan.Đây cũng là sự kiện đáng chú ý của ngành lan đột biến, khilà ngày hội tụ đông đảo nhữngngười yêu hoa, thích sưu tầm, bảo tồn những giống lan quý gặp nhau.

{keywords}
Nhiều người chiêm ngưỡng cây lan 5 cánh Bảo Duy

Được mang về từ 9 tháng trước, cây lan 5 cánh trắng Bảo Duy nở hoa đúng dịp lễ kỷ niệm, tỏa hương thơm ngát, những người yêu lan có dịp cùng thưởng thức vẻ đẹp từng mặt hoa. Anh Trương Tấn Lộc, chủ vườn Hai Beo cho biết, đây là một trong những giống lan được ưa chuộng vì cánh hoa đẹp và có giá trị cao, được nhiều người chơi lan sưu tầm.

{keywords}
 

Sau nhiều năm phát triển, vườn lan Hai Beo chora mắt vườn lan Special Garden, nơi lưu giữ, bảo tồn và trưng bày khoảng 40 giống lan quý hiếm trên cả nước, như 5 cánh trắng Người Đẹp Không Tên - Tác phẩm riêng của vườn lan Hai Beo, 5 cánh trắng Bảo Duy, 5 cánh trắng Ngọc Sơn Cước, … và nhiều giống lan quý khác. Mỗi loài có một vẻ đẹp riêng và ít người sưu tầm được.

{keywords}
Nhiều người đến tham quan vườn lan Special Garden

Tròn 25 năm bám trụ với nghề, từ một mảnh vườn nhỏ nay đã mở rộng lên hơn 2.000 m2, vườn lan Hai Beo là một trong số ít vườn bảo tồn, lai tạo, nhân giống nhiều giống lan quý hiếm,với quy mô hàng trăm gốc lan.

Với kỳ vọng trở thành điểm đến của người chơi hoa cả nước, Special Garden sẽ mở rộng hoạt động chia sẻ đã duy trì từ nhiều năm qua của vườn lan Hai Beo. Theo đó, vườn luôn đón khách tham quan cùng học hỏi trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, thỏa niềm đam mê và giúp nhau làm kinh tế.

Thăng trầm với cây lan

Buổi lễ cũng là cơ hội để ba người con trai tri ân cha mình - cố nghệ nhân Trương Văn Phước (tự Hai Beo), cũng là người sáng lập vườn lan Hai Beo. Năm 1995, thuở mới bắt đầu, ông Hai Beo sớm quan tâm những chậu lan, tham gia nhiều hội thi lan, được nhiều người biết đến với tình yêu hoa đặc biệt. Dần dần, ông đã gây dựng nên thương hiệu “Hai Beo” trong giới chơi lan.

{keywords}
Ba anh em Trương Công Danh, Trương Tấn Lộc và Trương Tấn Lợi

“Mỗi sáng đi thể dục xong là cha tôi ra thẳng vưởn cả ngày. Cả đời ông không đi đâu xa vưởn quá một ngày, ông lo ở nhà chăm cây không đúng ý ông”, anhTrương Tấn Lợi kể.

Trong 3 anh em, anh Lộc là người hiểu cây lan nhất. Việc thường xuyên ở bên cha đã truyền cho anh niềm đam mê cây lan. Anh chia sẻ:“Ngày trước, ba tôi ở đâu là tôi quấn chân theo ở đó”.

Vì mê lan, cha anh từng bán hết đất đai và đem cả nhà qua ở nhờ nhà con gái đã theo chồng. Anh Trương Tấn Lộc nhớ lại, hồi cha đã mất, có năm anh đi bán lan vào dịp Tết bị lỗ, người ta vào nhà lấy mấy cây lan cha anh để lại, để xiết nợ.

{keywords}
 

Nhưng đó chưa phải giai đoạn gian nan nhất của ba anh em. Trồng lan, buôn lan thất bại nhiều, diện tích đất vườn nhà nhỏ, nên anh phải đi thuê đất để phát triển ươm tạo, lai giống. Năm 2013, tài sản có gì, Trương Tấn Lộc bán hết, anh bán nhà được 120 triệu đồng, đi thuê đất ở, làm thuê được 100.000 đồng ngày công chỉ để giữ nghề, giữ vườn.

Đây cũng là thời gian Trương Tấn Lộc khám phá ra lan ở miền Bắc và miền Nam khác nhau. Lan miền Nam ăn nắng, dễ sống hơn ở miền Bắc. Anh rong ruổi ra Bắc để tìm hiểu, và khám phá giống lan đột biến. Anh hỏi mua giống, không ai bán. Sau anh mới biết thời đó người chơi lan ở miền Bắc không bán, mà chỉ đổi giống.

Lần đầu tiên, anh đổi giống lấy giống lan giả hạc 5 cánh trắng Hiển Oanh ở Phú Thọ. Đến năm 2017, lần đầu anh bỏ ra số tiền lớn đến 12,5 triệu đồng mua cây lan giống 5 cánh trắng Mắt Nai.

“Bạn bè nói lan không hoa như chui vào thòng lọng”, anh Lộc kể.

Nhưng cũng kể từ đó, anh nuôi nhân giống và đi đổi giống từng người để sưu tầm lan. Đến nay, vườn lan Hai Beo - hợp nhất từ ba vườn riêng của ba anh em - đã trở thành một vườn ươm, nhân giống lan đột biến lớn.

Anh Trương Tấn Lộc chia sẻ:“Nghề lan rất kén người chơi, nếu chỉ một lần bán lan cho khách mà sản phẩm ra hoa không như họ mong đợi, anh sẽ mang tiếng suốt đời, không ai đến vườn của anh nữa”,.

Chính vì vậy, trải qua nhiều thăng trầm, anh cho rằng, “kho báu” lớn nhất mà cha anh để lại là việc ông truyền lại cách đối nhân xử thế, sống đúng và sống ngay thẳng, từ đó anh được những người yêu lan quý mến, phát triển bền vững với nghề.

Sau nhiều năm gắn bó với nghề, đến nay, anh Lộc cùng gia đình tập trung vào phát triển những loại lan quý hiếm trên thị trường. Với anh, con đường phía trước còn dài, anh còn nhiều việc phải làm để vườn lan Hai Beo là nơi lui tới của giới chơi lan trên cả nước.

Thanh Thảo