Dự án nào cũng chậm

Bà Lệ bức xúc, thi công cầu mà 20 năm làm không xong thì khó chấp nhận, trách nhiệm không chỉ ở địa phương mà còn là trách nhiệm chỉ huy tổng thể của UBND TP.

{keywords}
Chủ tịch HĐND Nguyễn Thị Lê bức xúc khi dự án cầu làm 20 năm không xong

Chiều 10/7, phiên họp HĐND TP.HCM bước vào phiên báo cáo giám sát và thảo luận các chương trình trọng điểm về giao thông của TP.

Đi thẳng vào vấn đề, đại biểu (ĐB) Lê Minh Đức cho biết qua giám sát của HĐND, cho thấy nhiều dự án triển khai chậm hoặc dừng lại giữa chừng vì nhiều lý do khó chấp nhận.

 Ông ví dụ cầu Nam Lý ở quận 9, cử tri quận gay gắt vì khởi công từ tháng 10/ 2016 và dự kiến 1,5 năm là xong. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa xong. Theo các cơ quan, ban ngành thì do vướng mặt bằng đường dẫn cầu, nghĩa là cầu thì chờ đường và đường chờ cầu. “Bà con cử tri rất bức xúc”, ông Đức cho hay.

Ông Đức cũng cho biết, HĐND đi giám sát tại quận 2, bà con cũng rất bức xúc dự án mở rộng đường Lương Định Của quận 2 đã triên khai 4 năm, nay con đường này rơi vào hiện trạng nắng thì bụi, mưa thì lầy lội.

Riêng tại cầu Long Kiển, huyện Nhà Bè các đại biểu HĐND bức xúc khi cho biết 20 năm triển khai dự án vẫn chưa thấy làm xong.

Theo bà Nguyễn Thị Lệ, Chủ tịch HĐND TP, dự án cầu mà 20 năm làm chưa xong thì khó mà chấp nhận, cử tri bức xúc là đúng.

“Chúng tôi về Nhà Bè, xuống gầm cầu đang thi công gặp một bà cụ, bà cho biết khi khởi công xây cầu bà 60 tuổi, đến nay đã 80 tuổi mà vẫn chưa thấy cầu. Bà mong trước khi chết sẽ thấy được mặt cầu”, lời bà Lệ.

Việc chậm trễ theo bà Lệ không chỉ là trách nhiệm của địa phương, nhà thầu thi công, các sở, ban, ngành liên quan mà còn là trách nhiệm chỉ huy tổng thể của UBND TP. TP cần xem xét và rà soát lại, không chỉ dự án cầu Long Kiểng mà còn nhiều dự án khác.

Nhiều đại biểu khác cũng chỉ ra dự án Cầu Bưng nối Tân Phú-Bình Tân, cầu Bình Tiên nối giao thông quận 6 và quận 8… cũng chậm tiến độ cả chục năm.

{keywords}
ĐB Nguyễn Minh Nhật phát biểu. Ảnh: Thanh Tùng

Ngoài cầu, những dự án khác cũng chậm tiến độ, hoặc bế tắc với nhiều nguyên nhân. ĐB Nguyễn Minh Nhật cho biết, các dự án cần ưu tiên như Vành đai II, III… là những dự án nếu triển khai nhanh sẽ thông thoáng giao thông cho TP. Đáng tiếc, các dự án này cũng chậm nhiều năm nay, chưa có lối ra.

Vướng mặt bằng là điểm nghẽn lớn nhất

Các ĐB cho biết, quá trình đi giám sát các dự án trọng điểm giao thông, hầu hết các sở, ngành và địa phương cho biết đang vướng mặt bằng, khiến các dự án ngưng hoặc chưa thể thi công.

Trao đổi lại với các ĐB, ông Lương Minh Phúc,  GĐ BQL dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông thừa nhận, việc chậm trễ các dự án là có và hầu hết là vướng mặt bằng thi công.

{keywords}
Theo ông Lương Minh Phúc, hầu hết các dự án đều chậm vì chậm bàn giao mặt bằng thi công

Ông Phúc liệt kê, cầu Long Kiểng 20 năm chưa xong cũng do điều chỉnh nhiều lần và vướng lớn nhất là địa phương chưa giao mặt bằng cho nhà thầu thi công.

Cầu Nam Lý dừng hơn 10 năm cũng đang chờ mặt bằng do quận 9 chưa giao.  Dự kiến,  giao mặt bằng vào tháng 12/2020.

Rồi cầu Bưng, cầu Bình Tiên, Vành đai II, III, đường Lương Định Của… và nhiều dự án khác đều chậm hoặc chưa thể triển khai vì vướng mặt bằng.

Ông Phúc đề xuất việc bồi thường, giải phóng mặt bằng để bàn giao cho chủ đầu tư thực hiện dự án cần gắn trách nhiệm của người đứng đầu địa phương. “Nếu người đứng đầu địa phương mà nhiệt tâm, làm có trách nhiệm thì việc chạy rất nhanh. Kinh nghiệm ở nhiều dự án  thành công cho thấy điều đó”, ông Phúc kiến nghị.

Ông Lương Minh Phúc cũng cam kết, ở tất cả các dự án nếu địa phương giao mặt bằng thì việc thi công cầu hay dự án khác chỉ khoảng 12 tháng là xong.

Ông Trần Quang Lâm, GĐ Sở GTVT TP cũng đồng quan điểm khi cho biết các dự án chậm hầu hết là vướng mặt bằng, do công tác giải tỏa, bồi thường làm quá chậm.

{keywords}
GĐ Sở GTVT TP.HCM Trần Quang lâm trao đổi về các dự án giao thông. Ảnh: Thanh Tùng

“Thực tế, những dự án chậm do năng lực tài chính, năng lực thi công của các nhà thầu thì ít. Vướng mặt bằng là điểm nghẽn lớn nhất”, lời ông Lâm.

Ông Lâm cũng cho biết, dù còn nhiều hạn chế nhưng nhìn lại nhiều dự án giao thông trọng điểm thời gian qua cũng phát huy hiệu quả. Trong đó, việc ùn tắc, kẹt xe tại các cửa ngõ Sài Gòn như, nhà ga, sân bay, cảng Cát Lái… đã thông thoáng hơn trước.

Đặc biệt, theo ông Lâm TP đã có trung tâm mô phỏng giao thông. Từ cơ sở dữ liệu này, TP sẽ biết ưu tiên các dự án giao thông nào làm trước, để đạt hiệu quả tức thì và cao.

Còn theo ông Võ Văn Hoan, Phó chủ tịch UBND TP để gỡ vướng cho các điểm nghẽn mà ĐB cũng như các ngành nêu ra. UBND TP sẽ tổ chức một cuộc họp để lắng nghe tất cả các bên trình bày, tìm giải pháp giải quyết nhanh các điểm vướng.

Người Sài Gòn hết cảnh chực chờ đi xe buýt ở các trạm

Người Sài Gòn hết cảnh chực chờ đi xe buýt ở các trạm

Thông qua ứng dụng công nghệ, hành khách nắm được lịch xe buýt di chuyển, các trạm gần nhất để lựa chọn nhằm tiết kiệm thời gian tìm trạm và đứng đợi xe.  

Hồ Văn