Chính phủ mới của Ấn Độ đã đề xuất ngân sách trị giá gần 3,5 tỉ USD để hiện đại hóa ngành công nghiệp quốc phòng, trong đó có các khí tài cũ.


{keywords}
Ấn Độ chi hàng tỉ USD hiện đại hóa quân đội giữa bối cảnh TQ ngày càng gây hấn trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ. Ảnh: wordpress

Động thái trên thể hiện rõ mong muốn của chính quyền do Thủ tướng Narendra Modi dẫn dắt nhằm nhanh chóng nâng cấp quân đội giữa bối cảnh Ấn Độ nhận thấy phải gấp rút tự phòng thủ chống lại một TQ ngày càng gây hấn hơn cũng như cả đối thủ lân cận là Pakistan.

Đầu tháng này, New Delhi tuyên bố tăng 12% chi tiêu quân sự cho ngân sách hàng năm với nỗ lực "đại tu" các lực lượng vũ trang.

Tại cuộc họp do Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Arun Jaitley chủ trì, Hội đồng mua sắm quốc phòng Ấn Độ hôm cuối tuần đã phê chuẩn kế hoạch mua sắm quân sự trị giá 210 tỉ rupee (3,48 tỉ USD) với nhiều đề xuất bị đình trệ từ lâu.

Ấn Độ là một trong những nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới, với truyền thống dựa vào Nga và gần đây là Mỹ cho mua sắm thiết bị và công nghệ quốc phòng. 

Tuy nhiên, quá trình mua sắm diễn ra chậm chạp cùng với sự thất bại của nhiều hợp đồng quốc phòng từ chính phủ trước đã khiến cho quân đội quốc gia Nam Á thiếu nhiều thiết bị quan trọng.

Hiện chính phủ mới của Ấn Độ đang nỗ lực thúc đẩy ngành công nghiệp quân sự bản địa khi Ấn Độ nhập khẩu tới khoảng 70% khí tài quốc phòng.

Trong bối cảnh TQ đang ngày càng quả quyết và gây hấn hơn trong vấn đề tranh chấp biên giới lãnh thổ, Ấn Độ mới đây còn lên kế hoạch "huấn luyện quân sự" cho người dân sống ở khu vực biên giới giáp TQ. 

Ý tưởng là nâng cao cảnh giác về an ninh cho các cư dân biên giới. 

Các nguồn tin quân sự cho hay, chính phủ Ấn Độ đào tạo cho cư dân biên giới ở mức ngang bằng với lực lượng bán quân sự, thậm chí còn có thể huy động họ trong tình huống khẩn cấp.

Thái An (Theo Hindutimes, Indiatimes)