Theo đề xuất ACV gửi Bộ GTVT nói rõ, hiện nhà ga T1, T2 sân bay Tân Sơn Nhất chỉ có công suất tối đa 28 triệu hành khách/năm, nhưng dự báo lượng hành khách sẽ gấp đôi con số này vào năm 2025.

Do vậy, ACV đề xuất làm nhà ga T3 với công suất 20 triệu hành khách/năm, để nâng cao chất lượng dịch vụ, khắc phục tắc nghẽn, quá tải.

Theo đó, nhà ga T3 sẽ rộng khoảng 100.000m2, và đầu tư thêm sân đỗ máy bay, hệ thống dẫn đường trên cao 2 làn xe, cầu cạn trước nhà ga 5 làn xe, hệ thống sân đỗ ô tô, nhà để xe cao tầng...

Dự kiến, tổng mức đầu tư toàn bộ hơn 11.430 tỷ đồng, với 100% vốn của ACV. Và ACV cùng các nhà đầu tư sẽ thu phí thu hồi vốn trong 22 năm.

Trong giai đoạn 2023 - 2043, dự án dự kiến mang lại lợi nhuận khoảng 11.800 tỷ đồng sau khi đã điều chỉnh trượt giá (với lãi suất chiết khấu 7,5%).

Theo ACV, thời gian xây dựng và đưa vào sử dụng dự án dự kiến khoảng 43 tháng. Thời gian hoàn thành vào quý II/2022.

ACV cũng kiến nghị Bộ GTVT báo cáo Thủ tướng cho phép áp dụng cơ chế đặc thù cho dự án.

{keywords}
Sân bay Tân Sơn Nhất đang quá tải cả trong lẫn ngoài 

Trước đó, Bộ Quốc phòng đã thống nhất bàn giao cho Bộ GTVT 16,7ha để triển khai nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất.

Hiện Bộ GTVT đang lấy ý kiến của các cơ quan đơn vị liên quan để tham mưu lãnh đạo Bộ cho ý kiến với đề xuất của ACV.

Đã có một số DN lớn của Việt Nam đề xuất được bỏ vốn làm nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất và công trình liên quan.

Mới nhất là công ty TNHH Xuất nhập khẩu Liên Thái Bình Dương (IPP). Đây là công ty hiện là cổ đông lớn nhất tại Cty CP Nhà ga quốc tế Cam Ranh.

Ngoài ra, Hãng hàng không Vietjet Air; Liên danh công ty CP Kết cấu thép Atad - công ty CP Đầu tư xây dựng và phát triển Nam Việt Á... cũng đề xuất được tham gia làm nhà ga T3.

Vũ Điệp 

Chi 25.000 tỷ để mở rộng, sân bay Tân Sơn Nhất 'lột xác' thế nào?

Chi 25.000 tỷ để mở rộng, sân bay Tân Sơn Nhất 'lột xác' thế nào?

Với số vốn đầu tư hơn 25.000 tỷ đồng, trong tương lai sân bay Tân Sơn Nhất đạt sản lượng vận chuyển 50 triệu hành khách/năm