Trưa nay, Sở GTVT TP.HCM phối hợp với Ban quan lý dự án Xa lộ Hà Nội (thuộc công ty CP Đầu tư Hạ tầng kỹ thuật TP.HCM (CII) đã tổ chức đo cao độ cầu bộ hành số 2, làm rõ sự cố tai nạn dầm cầu bộ hành sập đè bẹp thùng hàng container.

{keywords}
Lực lượng chức năng có mặt để đo cao độ cầu đi bộ vừa xảy ra sự cố thanh dầm đè bẹp thùng container

 

{keywords}
Lực lượng chức năng tiến hành đo lại cao độ khá tỉ mỉ

Ghi nhận tại hiện trường, lực lượng chức năng tiến hành phân luồng điều tiết giao thông để đảm bảo an toàn qua khu vực. Các kỹ sư sử dụng các vật dụng chuyên ngành để đo đạc, tính toán cao độ cầu khá tỉ mỉ.

Quan sát khu vực xảy ra sự cố tai nạn giao thông có lưu lượng phương tiện xe tải nặng, trong đó có xe container di chuyển khá lớn. Mặt đường tại đây đã được trải nhựa và không hề có hiện tượng gồ ghề, lồi lõm.

Ngoài ra, khu vực thi công cầu bộ hành còn có lô cốt rào chắn nên phương tiện di chuyển qua khá chậm.

{keywords}
Mặt đường qua khu vực thi công được trải nhựa, khá bằng phẳng
{keywords}
Khu vực thi công có lô cốt rào chắn nên phương tiện di chuyển qua khu vực khá chậm

Giám đốc dự án Xa lộ Hà Nội Nguyễn Thanh Nam khẳng định, trong hồ sơ thiết kế được duyệt, cầu vượt đi bộ số 2 có thiết kế cao 4,75m và cầu này đều đồng bộ với các cầu còn lại trên toàn tuyến. 

Giải thích thêm về việc biển báo trước đoạn thi công thông tin 4,3m - thấp hơn độ cao thiết kế đã công bố, ông Nam cho rằng chỉ số ghi trên biển này là khoảng cách từ điểm cao nhất của mặt đường đến điểm thấp nhất của chướng ngại vật vượt trên đường trừ đi 0,5m.

Tất cả những vị trí trên đường có chướng ngại vật mà khoảng cách từ điểm cao nhất của mặt đường đến điểm thấp nhất của chướng ngại vật dưới 4,75m đều phải đặt biển.

Như vậy, đối với cầu bộ hành số 2 thì tĩnh không thực tế là 4,75m nhưng sau khi trừ đi 0,5m theo quy định thì trị giá sẽ hiển thị trên bảng là 4,25m. Tuy nhiên, do theo quy định được làm tròn 0,1m nên phía đơn vị tiến hành làm tròn từ 4,25m thành 4,3m và trị số này được ghi trên biển báo.   

{keywords}
Hình ảnh cầu bộ hành xảy ra sự cố đã được lắp đặt các nhịp dầm ở giữa đường Xa lộ Hà Nội

Xe container kiểm định đạt chất lượng

Về thông tin một cán bộ Cục đăng kiểm cho biết, chiều cao trung bình một container tối đa khoảng 4,2m, còn tất cả các phương tiện khác chỉ tầm 4m, vậy tại sao lại xảy ra sự cố tai nạn, ông Nam cho biết, hiện vẫn chưa xác định được nguyên nhân.

Đơn vị sau khi đo đạc, tính toán số liệu mới xác định được tĩnh không của cầu thấp, có sai sót trong quá trình tính cao độ hay không và thậm chí xác định được phương tiện xe container có cơi nới hay không.

“Kết quả đo được chúng tôi sẽ báo cáo cho phía Sở GTVT TP và sẽ công bố công khai” - ông Nam nói thêm.

Nguồn tin từ Cục đăng kiểm thông tin chiều nay, phương tiện xe container trên được kiểm định tại Trung tâm đăng kiểm 5003V. Đầu xe container được kiểm định chất lượng vào ngày 1/10/2019 đạt an toàn và hạn đăng kiểm mới là vào ngày 30/9/2021.

Trong khi đó, phía Cơ quan CSĐT Công an quận Thủ Đức, TP.HCM cho biết đang phối hợp cơ quan chức năng làm rõ vụ tai nạn.

Một cán bộ điều tra công an quận Thủ Đức cho biết, thùng container hoàn toàn đảm bảo tiêu chuẩn.

“Container được đóng theo tiêu chuẩn quốc tế nên không thể cơi nới được” - vị cán bộ cho hay. 

{keywords}
Hiện trường vụ tai nạn

Trước đó, xe container do tài xế Phan Quang Hưng (35 tuổi, ngụ Bà Rịa - Vũng Tàu) điều khiển chở theo thùng hàng loại 40 feet lưu thông trên Quốc lộ 1 hướng từ Đồng Nai về TP.HCM.

Khi phương tiện di chuyển đến khu vực thi công cầu bộ hành số 2 thì xảy ra va chạm; xe container kéo sập 1 nhịp dầm cầu làm khối bê tông nặng cả chục tấn đè bẹp thùng container.

Vì sao xe container cao 4,2m kéo sập dầm cầu bộ hành cao 4,3m

Vì sao xe container cao 4,2m kéo sập dầm cầu bộ hành cao 4,3m

 Chủ đầu tư dự án nơi vừa xảy ra vụ dầm cầu bộ hành sập đè bẹp thùng container nhận định, có thể quá trình thi công có sai sót về tính toán cao độ.

Tuấn Kiệt