Tại buổi tọa đàm "Tìm giải pháp thúc đẩy công nghệ thu phí không dừng" mới đây, ông Nguyễn Viết Huy, Phó vụ trưởng Vụ Đối tác công tư (Bộ GTVT) cho biết, theo yêu cầu của Chính phủ trước đây đến 31/12/2019 phải hoàn thành dự án thu phí tự động không dừng. Tuy nhiên do một số nguyên nhân chủ quan, khách quan, Bộ GTVT đã báo cáo Thủ tướng gia hạn đến 31/12/2020. 

Đến cuối 2019, Bộ GTVT hoàn thành giai đoạn 1 (BOO) với 40 trạm. Vướng mắc nhất hiện nay là các dự án của Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc VN (VEC) không tìm được nguồn vốn triển khai.

Lý do được ông Huy cho biết là do dự án của VEC vay vốn ODA, hiện hiệp định vay vốn đã kết thúc. Ngoài ra còn do VEC đã chuyển về UB Quản lý vốn nhà nước nên việc triển khai cũng khó khăn hơn. 

Ngoài việc gỡ “nút thắt” các dự án của VEC, việc triển khai dự án thu phí tự động không dừng giai đoạn 2 (BOO2) sẽ tiếp thục triển khai tại 33 trạm còn lại trong năm nay.

Về việc triển khai dự án chậm, Vụ trưởng KHCN môi trường và hợp tác quốc tế (Tổng cục Đường bộ VN) Tô Nam Toàn lý giải, do hình thức thu phí tự động rất mới với VN cả công nghệ, mô hình quản lý, các thức triển khai nên khi triển khai có vấn đề chưa phù hợp với thực tiễn, dẫn đến bất cập.

{keywords}
Chủ phương tiện chưa mặn mà với thu phí không dừng


Ngoài ra, việc thực hiện miễn giảm phí đường bộ thời gian qua cũng dẫn đến doanh thu các dự án BOT bị sụt giảm 30 - 50%, phương án tài chính thu phí không dừng không đạt được như ban đầu, khiến nhà tài trợ tín dụng lo ngại, làm chậm tiến độ của dự án.

Hơn nữa, hình thức hợp đồng BOO trong đầu tư dự án thu phí không dừng là hình thức mới. Hợp đồng ngoài 3 bên (cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhà đầu tư thu phí tự động không dừng và nhà đầu tư BOT) thì còn liên quan nhiều đối tác như đơn vị phát hành thẻ, chủ phương tiện… nên rất phức tạp. Khi đàm phán hợp đồng liên quan nhiều đối tác khó khăn, mất nhiều thời gian…

Lý do chủ xe chưa mặn mà dán thẻ  

Theo Cục Đăng kiểm VN, đến nay cả nước có khoảng 830.000 phương tiện dán thẻ E-tag thu phí không dừng, thế nhưng tỷ lệ xe nạp tiền vào tài khoản giao thông để sử dụng rất thấp.

Nhiều trạm thu phí tại địa phương khi triển khai, lắp 2 làn rồi mới chỉ đạt 10 - 20% phương tiện sử dụng, dù Bộ GTVT đã tuyên truyền rất nhiều nhưng vẫn chưa làm thay đổi được thói quen của người dân.

Ông Tô Nam Toàn cho biết, có nhiều trạm đã lắp trạm thu phí không dừng nhưng vẫn xảy ra tình trạng làn 1 dừng thì ùn tắc, còn làn không dừng lại không có ai đi, điển hình nhất là trạm thu phí Hoàng Mai (Nghệ An).

Lý giải về việc này, Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô VN Nguyễn Văn Quyền cho biết, việc chỉ có một hình thức thanh toán phải nạp tiền vào thẻ giao thông trả trước là nguyên nhân khiến DN vận tải không mặn mà.
 
Ông Quyền nêu thực tế, một xe tải trọng tải lớn từ miền Nam ra đến Lạng Sơn mất ít nhất 10 triệu đồng tiền phí BOT, trong khi có những DN có hàng trăm xe, nếu bắt phải nạp tiền trước đa số DN sẽ không dán thẻ vì họ không dại gì đi vay ngân hàng để nạp phí đường.
 
Từ thực tế trên, Chủ tịch Hiệp hội ô tô VN cho rằng nhà nước nên nghiên cứu 2 phương thức: trả trước và cho cả trả sau để tạo điều kiện thuận lợi cho DN vận tải nhanh chóng áp dụng thực hiện thu phí không dừng.
 
Chủ tịch Hiệp hội taxi Hà Nội Nguyễn Công Hùng nói thêm, DN vận tải vốn phải tự xoay xở nên với DN có 20.000  xe, mỗi xe nạp 500 ngàn vào thẻ giao thông thì số tiền phải nộp đã lên tới hàng chục tỷ đồng. Do vậy DN không dại gì đi vay ngân hàng để nạp tiền vào thẻ giao thông. 

Ông Hùng cho rằng, hiện nay tất cả DN đều trả lương cho tài xế qua tài khoản. Vậy nên tận dụng tài khoản riêng của lái xe kết nối với tài khoản thu phí không dừng cho tiện dụng.

Ngoài ra, các trạm BOT chưa được triển khai đồng bộ thu phí không dừng, trạm lắp trạm không cũng khiến chủ phương tiện không mặn mà dán thẻ nạp tiền vào tài khoản giao thông. 

Biết thuận lợi nhưng khó cho trả sau
 
Ông Nguyễn Viết Huy cho hay, VETC là đơn vị cung cấp dịch vụ thu phí cho nhà đầu tư BOT, nhà đầu tư BOT là đơn vị đầu tư phải trả tiền cho ngân hàng nên hàng ngày tiền phải chuyển cho ngân hàng.
 
Do vậy, nếu chủ phương tiện nợ nhà cung cấp dịch vụ VETC, nhà cung cấp dịch vụ lại nợ nhà đầu tư BOT, nhà đầu tư BOT lại nợ ngân hàng, như vậy việc trả sau sẽ rất khó.
 
“Giải pháp trả sau là hợp lý, nhưng đây là mối quan hệ nhiều bên, liên quan nợ xấu, nên việc trả sau rất khó thực hiện”, ông Huy nói.
 
Ông cũng cho biết, quyết định 07 sửa đổi cũng bổ sung thêm trách nhiệm của một số cơ quan quản lý nhà nước. Cụ thể là Ngân hàng Nhà nước về quản lý dòng tiền. Ví dụ như lãi, tại sao chủ phương tiện nộp tiền vào lại không được hưởng lãi, điều này sẽ được làm rõ.

Bộ GTVT kiến nghị tăng phí để 'cứu' doanh nghiệp BOT

Bộ GTVT kiến nghị tăng phí để 'cứu' doanh nghiệp BOT

Bộ GTVT kiến nghị Chính phủ xem xét, chấp thuận phương án tăng phí BOT theo hợp đồng dự án nhằm gỡ khó cho nhà đầu tư sụt giảm doanh thu.

 
Vũ Điệp