XEM CLIP:

Ông Sinh cho rằng, không ai muốn thuỷ điện tác động vào rừng đặc dụng vì sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến đa dạng sinh học. Nếu vì chủ trương phát triển KT-XH thì cần phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường.

"Bằng mọi giá giữ được rừng, chúng tôi không muốn thuỷ điện vào trong Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt. Chúng tôi đã nhiều lần đề nghị các cấp cân nhắc lợi ích và đa dạng sinh học của rừng" - ông Sinh chia sẻ. 

Ảnh hưởng Khu dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An

Ông Sinh cho biết: Vị trí dự án thủy điện Thông Thụ được đề xuất quy hoạch nằm trên lưu vực sông Chu, thuộc rừng phòng hộ xung yếu của Khu BTTN Pù Hoạt.  Vị trí này nằm trọn trong diện tích của Khu dữ trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An.

{keywords}
Vị trí chỉ tay thuộc lưu vực sông Chu là nơi đoàn khảo sát xây dựng thuỷ điện trong Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt

Khi triển khai, dự án sẽ có tác động đến công tác bảo tồn các giá trị đa dạng sinh học, ảnh hưởng hệ sinh thái rừng (làm chia cắt hệ sinh thái) và việc bảo tồn cảnh quan trong khu vực rừng phòng hộ.

Vì vậy, tất cả các hoạt động có ảnh hưởng, tác động đến rừng, đa dạng sinh học và cảnh quan thiên nhiên trong khu vực phải có ý kiến đồng ý của Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam.

Vị trí dự kiến xây dựng thuỷ điện Thông Thụ nằm cách biên giới nước bạn Lào khoảng hơn 5km. 

{keywords}
Vị trí đoàn khảo sát 2 bên núi cao cách biên giới Việt - Lào hơn 5km

Tổng diện tích chiếm đất được xác định là 82,88ha, trong đó, diện tích thuộc lòng hồ thủy điện Hủa Na 19,63ha; đất rừng phòng hộ 18,28ha; đất rừng sản xuất 18,86ha; đất sông suối 26,11ha. Công suất lắp máy thuỷ điện dự kiến là là 28MW.

Trong khu rừng không sóng điện thoại

Để tiếp cận vị trí dự kiến đặt thuỷ điện Thông Thụ, thuyền chúng tôi ngược dòng Chu gần 2 giờ đồng hồ. Cùng đi trên thuyền có ông Nguyễn Văn Hiếu – Phó GĐ Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt và 2 đồng nghiệp. 

{keywords}
Cánh rừng nơi biên giới có nhiều tiếng chim, vượn hót inh ỏi

 

{keywords}
Đoàn đi lại 2 lần vào khu vực đã khảo sát lập dự án thuỷ điện Thông Thụ 
{keywords}
Ông Nguyễn Văn Hiếu – Phó GĐ Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt nhìn gốc cây cổ thụ giữa suối

“Trước có nhiều vụ phá rừng được đưa ra xét xử công khai nên người dân giờ không dám vào rừng khai thác gỗ. Công tác bảo vệ rừng được cả hệ thống chính trị vào cuộc nên người dân ngày càng ý thức bảo vệ rừng. Thiên tai, lũ lụt hoành hành nên ai ai cũng thấy được giá trị của rừng đầu nguồn” – ông Hiếu phấn khởi chia sẻ.

Cũng theo ông Hiếu, sự phản ánh của báo chí đã góp phần rất lớn để người dân ý thức trong chuyển đổi nghề nghiệp. Thanh niên bây giờ chủ yếu đi làm công nhân ở nhà máy để có thu nhập ổn định.

Ở sông Chu tôm cá mùa này khá nhiều, người dân thoải mái đánh bắt bằng lưới thủ công. Trên bờ, hoa hoa chuối, đu đủ chớm nở và nhiều loài rau rừng đều dùng được.

{keywords}
Người dân dựng lều lán trên dòng sông Chu bắt cá mưu sinh
{keywords}
Cờ Tổ quốc tung bay nơi biên giới thượng nguồn sông Chu
{keywords}
Chuẩn bị bữa cơm nơi không có sóng điện thoại
{keywords}
Luộc rau rừng
{keywords}
Bữa cơm đạm bạc nhưng rất nhiều gia vị của núi rừng miền Tây Nghệ An

Ông Nguyễn Văn Hiếu cho biết, Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt (khu bảo tồn) có diện tích hơn 85.000ha, trong đó có hơn 38.000ha rừng đặc dụng và rừng phòng hộ thuộc lưu vực 3 nhà máy thuỷ điện Hủa Na; Cửa Đạt (Thanh Hoá) và Đồng Văn đang hoạt động.

Nhiều làng mạc, nhà dân phải di dời ra khỏi vùng lòng hồ thuỷ điện Hủa Na với công suất 180MW.

“Hiện chưa có thiết kế, khảo sát đối chiếu mất bao nhiêu diện tích rừng. Nếu nhà máy xây dựng ở đó sẽ tác động vào rừng chưa thể tính toán hết được” – ông Hiếu chia sẻ.

Ông Hiếu chỉ ra: Nếu nhà máy mở ra thì sẽ phải làm đường, không những mất rừng mà nhiều ha bị ngập nước. Chưa tính đến công tác tìm chỗ tái định cư mới cho người dân.

Vấn đề khi ngăn đập chỗ có nước trở thành khe chết và ảnh hưởng hệ sinh thái ở khe đập đó. Vùng nước bị ngập sẽ bị cô lập hệ sinh thái, tập tính di cư của một số loài động vật trong tự nhiên.

Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt có gần 800 loài, trong đó có một số loài linh trưởng như vượn đen má trắng, voọc xám, khỉ mắt đỏ, khỉ vàng… Một số loài móng guốc như: Mang, sơn dương, lợn rừng,…

{keywords}
 
{keywords}
Động vật hoang dã thuộc diện quản lí trong khu bảo tồn

Các loài thuộc họ cầy như: Cầy hương, cầy vằn, báo, mèo rừng…

“Nếu quản lý không tốt về thuỷ điện sẽ ảnh hưởng dân sinh, làm mất ổn định đời sống người dân. Khi người dân mất đất canh tác quá lớn thì rừng sẽ bị tác động. Tích nước, vận hành hồ đập xả lũ không đúng gây hậu quả lớn mà giới truyền thông và các nhà khoa học đã cảnh báo nhiều năm qua” – ông Hiếu chỉ ra.

Hơn 2.000 hộ chưa có điện lưới

Ông Lưu Văn Hùng - Phó Chủ tịch HĐND huyện Quế Phong cho biết: Toàn huyện có 14 nhà máy thủy điện đã quy hoạch, đang xây dựng và đi vào hoạt động.

Tuy nhiên, toàn huyện vẫn còn 19 thôn, bản với 2.099 hộ dân chưa được sử dụng điện lưới quốc gia. Hạ tầng điện lưới rất nhiều bất cập. Điện lưới mới chỉ kéo về khu trung tâm, còn từ nhà dân tự kéo về bằng các cột tre, gỗ mất an toàn.

 Quốc Huy – Phạm Tâm