- Cử tri mong mỏi những người ứng cử, đại diện có thực tâm. thực tài giúp dân có cuộc sống khá hơn, trật tự trị an được giữ vững.

Từ 6h sáng, khi thùng phiếu chưa mở chính thức, điểm bầu cử số 7 quận 1 TP.HCM (trường mầm non Hoa Quỳnh, đường Nguyễn Phi Khanh, phường Tân Định) đã đông nghẹt cử tri.

Chăm chút xem danh sách các ứng viên, bà Nguyễn Thị Hường (70 tuổi) cho hay, 5 năm mới có một lần, bà muốn tự tay mình bỏ phiếu bầu người đại diện như kỳ vọng về cả đức lẫn tài. Hơn 1 tuần nay, bà bỏ thời gian tìm hiểu rất kỹ các ứng cử viên.

{keywords}
Cử tri Nguyễn Thị Hường kiểm tra lại phiếu bầu

Ông Ngô Huy Hoàng, cán bộ hưu trí cũng chăm chú xem tiểu sử ứng viên rồi ghi nháp vào tay những ứng viên ưng ý để chờ đến lượt điền phiếu.

"Tiêu chí của tôi là chọn người có tâm huyết với dân, giúp dân đi lên. Mình phải chọn lựa kỹ chứ không khi bầu xong các ông không lo cho dân thì khổ. TP.HCM hiện nay đang đối mặt với nhiều tệ nạn cướp giật, ngập nước gây lo lắng cho dân. Do đó, mong mỏi của tôi là những người đại diện có thực tâm, thực tài giúp dân có cuộc sống khá hơn, trật tự trị an được giữ vững. Tôi chỉ mong bấy nhiêu đó thôi", ông Hoàng chia sẻ.

XEM CLIP:

Tại khu vực số 97, đường Bạch Mã, cư xá Bắc Hải, phường 15, quận 10 (TP.HCM), bà Đỗ Thị Thoi, 75 tuổi mâm mê tờ phiếu hồng trên tay. "Tôi rất vui khi được đi bầu cử. Đây là ngày hội non sông mà, không vui sao được", bác Thoi cười vui vẻ.

Ông Đặng Văn Hòa, 88 tuổi cho hay đã từng đi bầu cử từ khóa 1 năm 1946 đến nay. Trải qua 14 nhiệm kỳ, tuổi đã cao nhưng ông vẫn rất quan tâm đến việc tham gia bầu cử các nhiệm kỳ.

"Tôi tuổi đã cao, đã về hưu và rất mừng, rất kỳ vọng vào thế hệ lãnh đạo tương lai của thành phố, của đất nước. Thời gian vừa qua, những chỉ đạo thiết thực, nhanh chóng của Bí thư Thành ủy và Chủ tịch UBND TP càng làm tôi phấn khởi, tin tưởng hơn".

Tại Đà Nẵng, ông Hoàng Văn Nam (phường Hải Châu 1) cho biết đã dãy từ lúc 5h và là một trong những người đầu tiên đến điểm bỏ phiếu. Ông cho hay gia đình ông có 4 cử tri và mỗi người tự cầm lá phiếu đến điểm.

Tâm, tầm, đức

Ông Nguyễn Bá Hồng, 85 tuổi, là cử tri cao tuổi nhất bỏ phiếu tại đơn vị bầu cử số 8 phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân (Hà Nội). 

{keywords}
Ông Nguyễn Bá Hồng: ĐB phải là người có "tâm, tầm, đức"

Đã 14 lần đi bỏ phiếu bầu cử, ông lựa chọn các ứng cử viên theo tiêu chí "có tầm, có tâm, có đức, có điều kiện, có trách nhiệm, gắn liền với dân, bám sát với dân, làm những gì dân muốn".

Bà Vũ Thị Thanh Lan mong những người trúng cử quan tâm đến sân chơi cho trẻ em, người già, và giải quyết tình trạng lấn chiếm lòng, lề đường để kinh doanh, buôn bán.

Cộng đồng người Chăm bỏ phiếu

Tai điểm bầu tại phường 17, quận Phú Nhuận (TP.HCM) có hơn 700 nhân khẩu là cộng đồng người Chăm. 

Ông Mustapha (người Chăm) cho biết lập nghiệp tại phường 17 đã nhiều năm nay.

{keywords}
Ông Mustapha đi bỏ phiếu

“Tôi thấy rất thoải mái vì thực hiện nghĩa vụ của một công dân đồng thời là trách nhiệm đối với đất nước. Mong muốn của tôi cũng như cộng đồng người Chăm là những ứng viên được bầu sẽ là những người tài đức và thực sự tâm huyết chăm lo đến đời sống của người dân", ông Mustapha nói.

Cụ Nguyễn Thị Tuyên đã 87 tuổi, do sức khỏe tuổi cao nên phải ngồi xe lăn nhưng vẫn muốn tự tay bỏ phiếu bầu. Con gái đưa bà đi cho hay: 

“Mẹ tôi không chịu bỏ phiếu tại nhà mà bà muốn trực tiếp đến điểm bỏ phiếu để tận tay bầu ứng viên trúng cử vào danh sách đại biểu quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp của TP. Bà nói 5 năm mới có một lần, bà đến bầu là để thể hiện quyền lợi cũng như trách nhiệm của bà đối với nhân dân với đất nước”, con gái cụ Tuyên chia sẻ.

{keywords}
Cụ Nguyễn Thị Tuyên muốn đi bầu thể hiện quyền lợi của mình

Đội mưa đi bầu cử

Từ 5h sáng, dù thời tiết mưa gió nhưng anh Tô Rết (người dân tộc Khmer) đã có mặt từ tại điểm bầu cử số, phường 3, TP Trà Vinh (Trà Vinh), để bỏ phiếu.  

“Tôi dậy sớm để đi thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân của mình. Tôi muốn tự tay bỏ lá phiếu bầu cử, để chọn ra những người đại diện cho mình, có năng lực thực sự để phục vụ nhân dân và làm cho cuộc sống của đồng bào tốt hơn”. anh Tô Rết chia sẻ. 

{keywords}
Cử tri Tô Rết không ngại cơn mưa đi bỏ phiếu bầu từ sáng sớm

Cử tri Trần Văn Thành cho biết, trước khi bỏ phiếu, anh đã tìm hiểu rất kỹ về các ứng viên. 

“Đêm qua tôi chỉ mong trời mau sáng để thực hiện nghĩa vụ của cử tri. Hơn 1 tháng nay, ngày nào tôi cũng xem tivi, nghe đài nên khi tới đây, tôi bỏ phiếu rất nhanh”, anh Thành nói. 

Những cử tri đặc biệt

727 cử tri là người bị tạm giữ, tạm giam đủ điều kiện đã tham gia bầu cử tại trại tạm giam Công an tỉnh Nghệ An từ sớm nay.

Đại tá Trần Sỹ Phàng, giám thị trại cho biết, những người bị tạm giữ, tạm giam chưa thi hành án được thực hiện quyền công dân. 

Đối với những trường hợp bị tạm giam tại phòng, không đủ sức khỏe, các cán bộ, tổ bầu cử đưa hòm phiếu tận nơi.

{keywords}
Những cử tri đặc biệt trong trại tạm giam

Tại khu vực bỏ phiếu số 1, thị trấn Thuận An (huyện Phú Vang, Thừa Thiên - Huế), cử tri Nguyễn Văn Quý cho biết, bầu cử QH và HĐND các cấp là hoạt động 5 năm mới có một lần. 

Chính vì vậy, người dân có quyền được nắm thông tin ứng viên, lựa chọn những đại biểu ưu tú, đủ phẩm chất để nói lên nguyện vọng, tiếng nói của người dân.

{keywords}
Lựa chọn người đại diện đủ phẩm chất

Cử tri Trương Tự Nhiên, Chủ tịch Hội đồng giáo xứ Hương Phú, Nam Đông (Thừa Thiên - Huế) cho hay:“Bà con giáo dân trên địa bàn huyện rất tích cực tham gia, hưởng ứng ngày bầu cử. 

Chúng tôi mong muốn những đại biểu do chúng tôi chọn sẽ tiếp tục quan tâm đến đời sống của nhân dân. Đồng thời, thực hiện đầy đủ, đúng theo chương trình hành động đã hứa với cử tri”.

{keywords}
Cử tri Huế bỏ phiếu sớm nay

Đại biểu phải là tiếng nói của dân

Tại tổ bầu cử số 7, phường Hà Huy Tập (TP Vinh, Nghệ An), ông Nguyễn Hữu Cầu, tổ trưởng cho biết: 

''Từ cấp phường, người dân hiểu rất rõ các đại biểu, nên việc lựa chọn sẽ rất sáng suốt. Từ cấp trên, cử tri nghiên cứu qua lý lịch ở bảng biểu. 

Mục đích của người dân chúng tôi là bầu ra được đại biểu ưu tú. Họ phải là đại biểu biết lắng nghe, ý kiến, gần gũi và sâu sát với người dân, là cầu nối của người dân''.

{keywords}
Cử tri muốn bầu đại biểu làm cầu nối của dân

Ông Hoàng Nghĩa Tiến (gần 70 tuổi, nguyên sĩ quan cảnh sát tỉnh Nghệ An) vui vẻ cho biết: 

''Người dân tin tưởng vào chế độ, tin tưởng vào đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Những đại biểu bầu ra phải là người đại diện cho tiếng nói của nhân dân và lợi ích dân tộc. Phải là người có tâm, có tầm, có tài và có đức, để phục vụ tốt cho nhân dân''.

{keywords}
Ông Hoàng Nghĩa Tiến (bên phải bìa ảnh) chăm chú tìm hiểu thông tin về ứng viên

Tại Đà Nẵng, ông Hoàng Văn Nam (phường Hải Châu 1) cho biết đã dãy từ lúc 5h và là một trong những người đầu tiên đến điểm bỏ phiếu. Ông cho hay gia đình ông có 4 cử tri và mỗi người tự cầm lá phiếu đến điểm.

Kỳ vọng giữ chủ quyền biển của ngư dân

Tại huyện đảo Lý Sơn, hơn 16 ngàn cử tri thuộc 8 đơn vị với 22 tổ bầu cử đã đi bỏ phiếu bầu.

Vui mừng vì có mặt kịp thời trong ngày bầu cử, ngư dân Phạm Văn Dương, thuyền viên tàu cá QNg 96211- TS, cử tri tổ bầu cử số 2 đơn vị bầu cử số 2 xã An Vĩnh vui mừng chia sẻ: Ở ngoài ngư trường xa bờ, tuy đang gặp luồng cá, nhưng với trách nhiệm và nghĩa vụ của một công dân nên anh và các bạn chài cho tàu về bờ để bỏ phiếu.

{keywords}

{keywords}
Ngư dân mong có chính sách hỗ trợ để yên tâm vươn khơi bám biển

"Chúng tôi mong sao chọ những người có đức có tài để lãnh đạo đất nước ngày càng phát triển, có những cơ chế chính sách phù hợp để hỗ trợ ngư dân yên tâm vươn khơi bám biển tại các ngư trường xa bờ, góp phần giữ vững chủ quyền biển đảo thiêng liêng của tổ quốc”, ngư dân Phạm Văn Dương bộc bạch.

Trở về từ ngư trường Hoàng Sa sau gần 1 tháng bám biển, bám ngư trường, Sáng 22/5 ngư dân Bùi Văn Năm, chủ tàu cá QNg 96325 TS, ở thôn Tây, xã An Hải cùng 11 bạn chài trên tàu của mình đã có mặt tại khu vực bầu cử để bỏ phiếu.

{keywords}

{keywords}
Giữ vững chủ quyền biển tạo điều kiện cho ngư dân ra khơi yên tâm

“Thời gian qua, việc làm ăn trên biển của ngư dân thất bát, bởi nhiều nguyên nhân nên ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, sản xuất. Qua cuộc bầu cử này, ngư dân chúng tôi kỳ vọng Đảng và Nhà nước cần quan tâm hơn nữa đến đời sống sản xuất của ngư dân nói riêng và người dân huyện đảo nói chung”, ngư dân Năm nói.

Dân tin vào đổi mới, dân chủ

Tại Quảng Nam, ông Nguyễn Xuân Nam, người dân ở phường Tân Thạnh là một trong hơn 1,08 triệu cử tri của tỉnh tham gia bỏ phiếu bầu cử.

Ông Nam chia sẻ so với lần bầu cử trước, thì lần bầu cử này chuẩn bị khá chu đáo và tính dân chủ được phát huy cao độ.

{keywords}

{keywords}
Dân phấn khởi, tin vào đổi mới, dân chủ

Ngay sau khi bỏ lá phiếu đầu tiên tại khu vực bỏ phiếu số 7 tại khối phố Mỹ Hòa, phường Tân Thạnh, TP. Tam Kỳ, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Nguyễn Ngọc Quang cho biết, qua kiểm tra tại các điểm bỏ phiếu trên địa bàn tỉnh, người dân phấn khởi và tin tưởng vào sự đổi mới của đất nước trên tinh thần dân chủ.

Điều đó thể hiện bằng chương trình hành động của Đảng bộ và chính quyền tỉnh Quảng Nam và người dân đã nhận thức đầy đủ bằng lá phiếu họ đi bầu người đại diện cho ý chí nguyện vọng của mình.

“Đổi mới, đổi mới và đổi mới, người dân được thực hiện đầy đủ quyền dân chủ không chỉ từ lá phiếu bầu người đại diện cho mình mà ngay cả các chương trình hành động xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế mà tỉnh Quảng Nam đang triển khai thực hiện trên tinh thần dân chủ. Chính vì vậy trước, trong bầu cử không có khiếu kiện”, ông Quang khẳng định.

Cảm xúc khó tả

Tại xã Tân Trào, huyện Sơn Dương (Tuyên Quang), ông Hoàng Ngọc, dân tộc Tày, cử tri thôn Tân Lập cho biết dù đã nhiều lần đi bỏ phiếu bầu cử nhưng mỗi lần bỏ phiếu vẫn cảm xúc khó tả.

{keywords}

{keywords}
Mỗi lần bỏ phiếu là cảm xúc khó tả

Khu vực bỏ phiếu số 1 tại đình Tân Trào 1 cử tri là bà Lưu Thị Kiều, 92 tuổi, nguyên lão thành cách mạng do tuổi cao sức yếu không thể đến khu vực bỏ phiếu, do vậy, các thành viên thuộc đơn vị bầu cử số 1 xã Tân Trào đã phải mang hòm phiếu phụ đến tận nhà để bà Kiều thực hiện quyền và nghĩa vụ cử tri của mình.

"Hy vọng các đại biểu khi được cử tri tin tưởng bầu chọn sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, đặc biệt, ngày càng gần dân, quan tâm hơn nữa đến đời sống của nhân dân, nêu cao tinh thần trách nhiệm để xây dựng quê hương giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh", ông nói.

{keywords}
Cụ Lưu Thị Kiều bỏ phiếu tại nhà

Sau khi bỏ phiếu xong, bà Kiều còn chia sẻ kỷ niệm cũ: "Khi diễn ra Quốc dân Đại hội Tân Trào, đình Tân Trào được vây kín bằng vải nên tôi không biết trong đình đang diễn ra cuộc họp gì, tôi chỉ biết mình được cử phục vụ, bảo vệ đại hội, bởi lúc đó tôi là nữ du kích địa phương.