Bà Bùi Thị An nói: “Do đã về sinh hoạt Đảng ở địa phương nên trước hết, về mặt trách nhiệm, đồng chí Truyền phải báo cáo, giải trình với cơ sở Đảng ở đó”.

Trong những ngày vừa qua, các thông tin liên quan đến biệt thự sang trọng trên khuôn viên hàng nghìn mét vuông và nhiều căn nhà khác của ông Trần Văn Truyền, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ luôn nhiều người quan tâm. Trước những thông tin qua lại về số tài sản được cho là liên quan đến ông Trần Văn Truyền, đã có nhiều ý kiến đề nghị các cơ quan chức năng nên vào cuộc để xác minh thông tin.

Trong một cuộc trò chuyện với báo chí gần đây, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước cho rằng: “Trong việc này, Nhà nước và cơ quan Thanh tra Chính phủ phải làm, mà Thanh tra Chính phủ phải là người chịu trách nhiệm. Bên cạnh đó Ủy ban kiểm tra trung ương Đảng và Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng – Trưởng Ban nội chính trung ương, ông Nguyễn Bá Thanh cũng phải vào cuộc”.

Trao đổi với chúng tôi, ông Phan Đình Trạc – Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương cho hay: Trách nhiệm đó là của Ủy ban kiểm tra Trung ương phải làm rõ chứ không phải là nhiệm vụ của Ban Nội chính.

{keywords}

Hình ảnh về căn nhà mới xây của ông Trần Văn Truyền

Về vấn đề này, một vị cán bộ ở Ủy ban kiểm tra Trung ương cho biết: “Việc này không thể nói qua điện thoại mà phải có những văn bản chính thức”.

Trong một cuộc trao đổi khác với chúng tôi, bà Bùi Thị An – Đại biểu Quốc hội TP. Hà Nội cho biết: “Vì ông Trần Văn Truyền từng là Ủy viên Trung ương Đảng đã nghỉ hưu và về sinh hoạt Đảng ở địa phương nên, trước hết, về mặt trách nhiệm, đồng chí Truyền phải báo cáo, giải trình với cơ sở Đảng ở đó để làm rõ những việc dư luận phản ánh.

{keywords}
Bà Bùi Thị An

Mặt khác, các cơ quan nơi đồng chí Truyền sinh hoạt cũng phải làm rõ thông tin báo chí nêu có đúng hay không, nếu không đúng thì phải minh oan cho đồng chí đó, còn nếu đúng thì lại là chuyện khác.

Tôi nghĩ rằng, trước mắt, Ban Nội chính Trung ương không cần phải vào cuộc trong vụ việc này. Trước đây, đồng chí Truyền là Tổng Thanh tra Chính phủ nên bây giờ Ủy ban Kiểm tra Trung ương chỉ đạo xử lý chứ không cần phải làm trực tiếp”.

Còn về việc quản lý cán bộ cao cấp đã về nghỉ, bà Bùi Thị An cho biết trách nhiệm đó trước nhất thuộc về cơ sở Đảng nơi đồng chí đó sinh hoạt.

Trước đó, nhân nói về quan điểm cho rằng trong xã hội Việt Nam đang tồn tại tâm lý thấy quan chức giàu có thì lên án, ĐBQH Lê Như Tiến (Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị) cho hay: Trong vấn đề này, một điểm rất quan trọng hiện nay là kiểm soát, quản lý được thu nhập của các cán bộ, công chức. Lâu nay, chúng ta không có biện pháp quản lý thu nhập của công chức và quan chức Nhà nước.

Còn về các căn nhà như báo chí phản ánh nếu khách quan thì phải xem xét các căn hộ đó là nguồn tiền ở đâu. Nếu đó là của thừa kế, của tích lũy từ thu nhập chính đáng, của do được cho, biếu, tặng được minh bạch thì sẽ chẳng có gì chê trách được. Bởi quan chức, trước hết làm những công dân mà công dân thì có quyền làm giàu.

Nếu công chức, quan chức Nhà nước làm giàu chính đáng bằng nguồn minh bạch thì chẳng có vấn đề gì đáng chê trách. Rất nhiều nước tiên tiến trên thế giới còn động viên các quan chức của họ giàu lên một cách đáng bằng nguồn thu của mình hoặc bằng các nguồn chính đáng khác...

(Theo Trí thức trẻ)