- Lần đầu tiên Bộ TT&TT giới thiệu một số hình ảnh các bộ tem được phát hành từ nhiều giai đoạn cho thấy Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam.

Tiếp tục cuộc hành trình qua nhiều tỉnh, thành, triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý” hôm nay được Bộ TT&TT đưa đến thành phổ biển Hải Phòng.

Triển lãm có nhiều tư liệu, văn bản, hiện vật, ấn phẩm và gần 100 bản đồ của các nhà nghiên cứu, học giả ở trong nước và quốc tế. 

{keywords}

{keywords}
Triển lãm khai mạc sáng nay tại Hải Phòng

Đây là một phần bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên Biển Đông.

Các tư liệu cho thấy các nhà nước Việt Nam, từ thời kỳ phong kiến, đến thời kỳ xã hội chủ nghĩa ngày nay, đã khai phá, xác lập, thực thi, bảo vệ chủ quyền quốc gia đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cùng nhiều vùng biển đảo khác thuộc lãnh thổ Việt Nam.

Đó là một quá trình liên tục, lâu dài, diễn ra trong hòa bình, được ghi nhận trong nhiều nguồn sử liệu của Việt Nam và các nước, đặc biệt là những tư liệu, bản đồ được soạn vẽ, xuất bản từ thế kỷ 16 đến nay ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới.

Tại triển lãm này, lần đầu tiên Bộ TT&TT giới thiệu một số hình ảnh các bộ tem được phát hành từ nhiều giai đoạn như: Bộ tem kỷ niệm 20 năm thành lập QĐND VN phát hành ngày 22/12/1964; Bộ tem Cồn Cỏ anh hùng phát hành ngày 1/6/1966; Bộ tem Việt Nam thống nhất phát hành ngày 24/6/1976; Bộ tem Hải quân phát hành ngày 10/10/1978; Bộ tem Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa phát hành ngày 19/1/1988...

‎Đáng chú ý, bộ tem "Quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa", trong đó thể hiện đội Hoàng Sa - Hải đội dưới thời Nguyễn bên cạnh chức năng trấn giữ quần đảo Hoàng Sa là chủ yếu vẫn có nhiệm vụ mở rộng hoạt động xuống khu vực quần đảo Trường Sa, tiến theo xu hướng mở rộng lãnh thổ, lãnh hải xuống phía Nam của quốc gia Đại Việt.

Theo GS.TS.NGND Nguyễn Quang Ngọc, Phó chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, bộ tem có giá trị, thông tin rất rộng. 

{keywords}

"Khi sản xuất, nó thường lấy sự kiện hay vấn đề, hình ảnh có tính chất đặc trưng của thời kỳ đó. Rồi được dán và gửi đi khắp nơi từ thành thị đến nông thôn, trong nước ra quốc tế. Có thể thấy, dấu ấn thời gian, dấu ấn sự kiện rất rõ ràng", ông Ngọc nói.

Nâng cao nhận thức chủ quyền

Dự lễ khai mạc, Thứ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn cho biết, thời gian gần đây, tình hình Biển Đông có những diễn biến rất phức tạp. 

Đặc biệt đáng lo ngại là tình trạng quân sự hóa ở Biển Đông, với những động thái leo thang của Trung Quốc trong những ngày gần đây như đưa tên lửa đất đối không, máy bay chiến đấu ra đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa; lắp đặt hệ thống radar ở một số đảo đá thuộc quần đảo Trường Sa, đe dọa nghiêm trọng đến hòa bình, ổn định trong khu vực, an ninh, an toàn tự do hàng hải, hàng không trên Biển Đông.

Theo Thứ trưởng, việc công bố các tư liệu, bằng chứng lịch sử và pháp lý khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa để tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ và các tầng lớp nhân dân trong việc bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc.

{keywords}
{keywords}

Hải Phòng là thành phố ven biển, có huyện đảo Cát Hải và huyện đảo tiền tiêu Bạch Long Vĩ trong vịnh Bắc Bộ, là vùng đất đầu sóng, ngọn gió, “phên dậu” phía Đông của đất nước.

Toàn bộ tư liệu được Bộ TT&TT trao tặng cho TP Hải Phòng.

Hình ảnh tại buổi khai mạc sáng nay:

{keywords}
{keywords}
{keywords}
Thứ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn tại triển lãm
{keywords}
{keywords}

Hồng Nhì