Thông tin trên được đưa ra tại hội nghị trực tuyến lấy ý kiến dự thảo luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) và giải quyết, tháo gỡ một số vướng mắc trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường do Bộ TN-MT tổ chức hôm qua ở Hà Nội.

Ngoài ra, Bộ TN-MT cho biết, chỉ số đo lường sự hài lòng của người dân (SIPAS) đối với dịch vụ công về đất đai, môi trường tăng đều qua 3 năm. Nhiều tỉnh không có hồ sơ chậm muộn quá hạn, hoặc tỷ lệ quá hạn dưới 0,5%.

{keywords}
Hội nghị lấy ý kiến sửa đổi Luật Bảo vệ Môi trường

Các vi phạm pháp luật được tập trung xử lý, thu hồi 1.484 ha đất vi phạm; xử lý hơn 1.300 dự án chậm triển khai với diện tích 18.844 ha; tỷ lệ khiếu kiện trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường trung bình khoảng 9% mỗi năm trong giai đoạn 2016 - 2019.

Trong lĩnh vực đất đai, đã chuyển dịch 24,5 nghìn ha đất cho phát triển sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển đô thị, nhà ở; đưa vào sử dụng 43,6 nghìn ha đất; cơ bản hoàn thành giai đoạn 1 sắp xếp đất đai của các nông, lâm trường. Đồng thời, hoàn thành cấp giấy chứng nhận với 97,36% diện tích cần cấp giấy; đưa vào vận hành 165/713 cơ sở dữ liệu đất đai.

Nguồn thu từ đất đạt 172 nghìn tỷ đồng, chiếm gần 12% thu ngân sách nội địa.

Năm 2019, nguồn thu từ tài nguyên khoáng sản là 4.780 tỷ đồng. Tiềm năng, thế mạnh của các vùng biển, ven biển được phát huy…

Lấy ý kiến sửa đổi luật Bảo vệ môi trường

Theo Bộ TN-MT, qua hơn 5 năm triển khai luật Bảo vệ môi trường đã góp phần tạo chuyển biến tích cực trong công tác này. Tuy nhiên, cũng bộc lộ nhiều điểm chưa phù hợp với tình hình hiện tại.

Bộ TN-MT đang chủ trì lấy ý kiến xây dựng dự án luật sửa đổi, bổ sung luật Bảo vệ môi trường trình Quốc hội trong thời gian tới đây.

Ông Phan Xuân Dũng, Chủ nhiệm UB Khoa học công nghệ và Môi trường của Quốc hội cho biết, dự thảo luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) do Bộ TN-MT chủ trì được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đánh giá là đồ sộ. 

Ông Dũng cho rằng, có nhiều vấn đề về bảo vệ môi trường mới phát sinh trong thực tiễn mà Luật hiện hành chưa có đủ cơ sở để xử lý. Ngoài ra, cần có điều chỉnh để phù hợp với các hoạt động hội nhập quốc tế mà Việt Nam đang tham gia.

Vì vậy, Chủ nhiệm UB Khoa học công nghệ và Môi trường tán thành sửa đổi cơ bản, toàn diện dự án luật nhằm thể chế hóa đầy đủ quan điểm “bảo vệ môi trường là vị trí trung tâm”, “không đánh đổi môi trường lấy tăng tưởng kinh tế”.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết, sửa đổi luật Bảo vệ môi trường trong xu thế phát triển hiện nay theo hướng thể chế hóa mục tiêu nhiệm vụ “Bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu, vừa là một nội dung cơ bản của phát triển bền vững”.

Hội nghị trực tuyến đã nghe nhiều ý kiến của lãnh đạo các địa phương, TP trực thuộc trung ương góp ý về dự thảo luật, trên cơ sở đó, Bộ TN-MT sẽ hoàn thiện dự Luật để trình Quốc hội.  

Dự thảo luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) có 17 chương, 176 điều (tăng 6 điều). Trong đó, giữ nguyên 30 điều; bãi bỏ, lồng ghép nội dung vào các điều khác 47 điều; sửa đổi, bổ sung 78 điều; bổ sung mới 5 điều.

Những điểm mới của dự thảo luật: Bổ sung quy định về Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia; sửa đổi, bổ sung quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường; sửa đổi các quy định đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường; sửa đổi, bổ sung quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá về tác động môi trường; thay thế 7 loại giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, đăng ký chủ nguồn thải…về bảo vệ môi trường bằng một loại giấy phép môi trường; sửa đổi, bổ sung các quy định về quản lý cảnh quan thiên nhiên và bảo vệ môi trường trong khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên.

 

Nhịn ăn dành tiền mua nước ngọt trong cơn hạn mặn ở miền Tây

Nhịn ăn dành tiền mua nước ngọt trong cơn hạn mặn ở miền Tây

Trắng tay, ôm nợ vì lúa nhiễm mặn, giờ đây người dân miền Tây đang phải bỏ ra số tiền không nhỏ để mua nước ngọt sử dụng trong cơn hạn hán khốc liệt năm 2020 này. 

Thái Bình