Hôm nay (28/5), Sở LĐTB&XH tỉnh Kon Tum có báo cáo tình hình quản lý lao động nước ngoài làm việc tại tỉnh.

Theo báo cáo, Công ty cổ phần Tân Tấn Nhật (viết tắt công ty Tân Tấn Nhật) đang có 33 lao động người Trung Quốc chưa có giấy phép lao động đang làm việc tại dự án nhà máy điện gió Đắk Glei, huyện Đắk Glei (Kon Tum) gồm 13 người quản lý, 20 chuyên gia, lao động kỹ thuật.

{keywords}
Lao động người Trung Quốc thi công dự án điện gió ở Gia Lai

Theo Sở LĐTB&XH tỉnh, việc công ty Tân Tấn Nhật đưa 33 lao động người Trung Quốc vào làm việc tại dự án nhà máy khi chưa có giấy phép lao động (hoặc giấy xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép) là sai quy định của pháp luật.

Do đó, Sở đã đề nghị xử phạt công ty này từ 60-75 triệu đồng.

Sở LĐTB&XH tỉnh Đắk Nông cho biết, địa phương có 23 tổ chức, doanh nghiệp sử dụng 202 lao động nước ngoài, người Trung Quốc chiếm số lượng lớn nhất với 167 người. Trong số 202 lao động này, có 75 người đã được cấp giấy phép lao động, 11 người thuộc diện miễn cấp giấy phép lao động và 116 người chưa được cấp giấy phép lao động.

{keywords}
Thi công dự án điện gió tại Đắk Lắk

Tại Đắk Lắk, Sở LĐTB&XH tỉnh này phát hiện 70 công dân Trung Quốc đang làm việc tại các dự án điện gió trên địa bàn. Toàn bộ những người này chưa được cấp giấy phép lao động hoặc được xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo quy định.

{keywords}
Tại Đắk Lắk, có 70 công dân Trung Quốc đang làm việc tại các dự án điện gió nhưng chưa được cấp phép lao động

Tương tự, Sở LĐTB&XH tỉnh Gia Lai báo cáo, địa phương hiện có 46 người nước ngoài chưa được cấp phép lao động, còn con số người Trung Quốc cụ thể tại từng dự án đang được các đơn vị chức năng kiểm tra.

Người Trung Quốc nằm trong cốp ô tô để nhập cảnh trái phép vào Việt Nam

Người Trung Quốc nằm trong cốp ô tô để nhập cảnh trái phép vào Việt Nam

Ngày 6/5, Công an TP Móng Cái (Quảng Ninh) cho biết vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với 5 đối tượng trong đường dây tổ chức cho người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Việt Nam.

Trùng Dương