Sáng nay (28/4), Bộ Quốc phòng phối hợp với Tỉnh ủy Đồng Nai và các đơn vị liên quan tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: “Hướng Đông Nam trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử”.

Tham dự hội thảo có Thượng tướng Nguyễn Tân Cương - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Thượng tướng Trần Quang Phương - Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam cùng lãnh đạo tỉnh Đồng Nai, Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam, Quân đoàn 2, Quân khu 7.

{keywords}
Ban tổ chức hội thảo sáng 28/4 tại Đồng Nai - Anhr: H.A

Tại hội thảo, Thượng tướng Nguyễn Tân Cương cho biết, cách đây 46 năm, thực hiện quyết tâm chiến lược của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng Tư lệnh, quân và dân ta đã mở đòn tiến công hướng Đông Nam trên địa bàn Đồng Nai trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, giành được thắng lợi quan trọng, góp phần làm nên đại thắng mùa Xuân 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Đây là hướng được Mỹ và chính quyền ngụy Sài Gòn tổ chức lực lượng phòng ngự mạnh, có công sự vững chắc. Để phá vỡ tuyến phòng ngự Đông Nam Sài Gòn của địch, Bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 xác định quyết tâm tập trung lực lượng đột phá trên hướng chủ yếu từ điểm cao 43 đến ngã ba Phước Lộc (Nam thị trấn Long Thành) theo hướng đường 15, ngã ba Long Bình, cầu Xa Lộ vào Sài Gòn. Mũi đột kích chủ yếu đánh vào căn cứ Nước Trong, Long Bình, cầu Xa Lộ do Sư đoàn 304 đảm nhiệm. Mũi quan trọng đột kích chi khu Long Thành, chi khu Nhơn Trạch, thành Tuy Hạ, Cát Lái do Sư đoàn 325 đảm nhiệm. Hướng thứ hai do Sư đoàn 3 đảm nhiệm, đột phá khu Đức Thạnh, các thị xã: Bà Rịa, Vũng Tàu.

Đúng 17h ngày 26/4/1975, cuộc tiến công của quân và dân ta trên hướng Đông Nam mở màn Chiến dịch Hồ Chí Minh. Sau 3 ngày đêm chiến đấu, quân và dân ta ở hướng Đông Nam đã đánh sập hệ thống phòng ngự của quân đội ngụy Sài Gòn trên địa bàn Đồng Nai, chiếm giữ các cầu Xa Lộ, Đồng Nai, Sài Gòn, sông Buông, tạo điều kiện cho hướng mũi tiến công, đặc biệt là lực lượng thọc sâu của Quân đoàn 2 nhanh chóng đánh chiếm dinh Độc Lập, bắt giữ nội các chính quyền ngụy Sài Gòn, buộc Tổng thống Dương Văn Minh phải tuyên bố đầu hàng không điều kiện trên đài phát thanh vào trưa ngày 30/4/1975.

Cũng tại hội thảo, Thượng tướng Trần Quang Phương, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị cho rằng, hội thảo được tổ chức vào dịp kỷ niệm 46 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc là rất ý nghĩa.

Hội thảo đã nhận được hơn 80 báo cáo, tham luận của các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng; các cơ quan Trung ương, các địa phương; các tướng lĩnh, sĩ quan, nhân chứng lịch sử, các nhà khoa học trong và ngoài Quân đội. Các tham luận đã đề cập một cách toàn diện, phong phú, sâu sắc những vấn đề xoay quanh chủ đề Hội thảo “Hướng Đông Nam trên địa bàn Đồng Nai trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử”.

{keywords}
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Tấn Cương

Thượng tướng Phương mong các đại biểu, các nhà khoa học, nhân chứng lịch sử tiếp tục đi sâu khẳng định và làm sâu sắc hơn một số nội dung chủ phân tích làm rõ bối cảnh tình hình, đặc biệt là những diễn biến nhanh chóng của cách mạng miền Nam từ Chiến thắng Tây Nguyên đến Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử; âm mưu, thủ đoạn của địch nhằm đối phó với cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của quân và dân ta.

Đồng thời, khẳng định tầm nhìn chiến lược, chủ trương đúng đắn của Đảng ta và sự lãnh đạo tài tình, sáng tạo của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương; sự chỉ đạo, chỉ huy, điều hành chiến dịch xuất sắc của các cơ quan tham mưu chiến lược thuộc Bộ Quốc phòng. Phân tích làm rõ quá trình chuẩn bị chiến trường, tổ chức lực lượng, thế trận trong Chiến dịch Hồ Chí Minh nói chung, ở hướng Đông Nam trên địa bàn Đồng Nai nói riêng. Qua đó, tái hiện cuộc chiến đấu ngoan cường, anh dũng của quân và dân ta trên hướng Đông Nam; quá trình phối hợp chiến đấu chặt chẽ, nhịp nhàng, hiệu quả giữa các hướng, mũi tiến công; đồng thời, phân tích làm rõ bước phát triển vượt bậc của nghệ thuật quân sự đặc sắc Việt Nam.

Những đóng góp quan trọng của quân và dân Đồng Nai trên hướng Đông Nam Chiến dịch Hồ Chí Minh; phân tích làm rõ những nhân tố thắng lợi, trên cơ sở đó tập trung khái quát, đúc rút những bài học kinh nghiệm và bài học lịch sử có giá trị, góp phần thiết thực trong giáo dục truyền thống cách mạng cho toàn dân, nhất là thế hệ trẻ; đồng thời có thể vận dụng và phát huy trong sự nghiệp xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc ứng cử ĐBQH tại huyện Củ Chi và Hóc Môn

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc ứng cử ĐBQH tại huyện Củ Chi và Hóc Môn

Theo danh sách công bố của MTTQ Việt Nam TP.HCM, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc sẽ ứng cử ĐBQH tại đơn vị bầu cử số 10, gồm huyện Củ Chi và Hóc Môn.

Xuân An