- Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu hoàn thành các bước thẩm định, kèm đề xuất cụ thể việc sử dụng các khu đất vàng của các cơ quan sau di dời để báo cáo Thủ tướng trước 30/10. 

Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại cuộc họp về việc quy hoạch xây dựng hệ thống trụ sở làm việc của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan TƯ của các đoàn thể tại Thủ đô Hà Nội đến năm 2030.

{keywords}

Bộ KH-ĐT dự kiến sẽ di dời lên Tây Hồ Tây

Theo đó, Phó Thủ tướng kết luận việc thực hiện quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, các quy định của pháp luật về đất đai và chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng về việc sắp xếp lại cơ sở nhà, đất thuộc sở hữu của Nhà nước, việc di dời trụ sở của một số Bộ, ngành, cơ quan TƯ hiện nay là rất cần thiết. 

Đến nay, Bộ Xây dựng đã bố trí sắp xếp được các vị trí và đề xuất danh mục trụ sở của các cơ quan cần di dời. Việc quy hoạch, đầu tư, sắp xếp cũng như di dời trụ sở của các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn Thủ đô từ lâu đã được Thủ tướng quan tâm chỉ đạo thực hiện. 

Công tác quy hoạch, đầu tư, sắp xếp… không chỉ đáp ứng, nâng cao năng lực hoạt động của các cơ quan, góp phần phục vụ công tác cải cách hành chính được hiệu quả hơn, mà còn là yêu cầu xây dựng, quản lý đô thị hiện đại, văn minh, phù hợp với định hướng Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội.

Trong thời gian vừa qua, Bộ Xây dựng đã tổ chức nghiên cứu, đề xuất phương án quy hoạch 2 khu vực để di dời trụ sở của một số Bộ, ngành, cơ quan TƯ. Đồ án quy hoạch của Bộ Xây dựng đã nêu rõ sự cần thiết và yêu cầu khi thực hiện di dời trụ sở các cơ quan; Vị trí di dời, mô hình bố trí công trình, các giải pháp đầu tư.

Phương án đề xuất nêu trên là cơ sở quan trọng để tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện đồ án.

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Xây dựng phối hợp với UBND TP Hà Nội, các bộ, ngành, cơ quan TƯ, các đoàn thể tổ chức rà soát hiện trạng việc sử dụng trụ sở làm việc tại TP Hà Nội của các cơ quan (bao gồm trụ sở làm việc chính và trụ sở của các cơ quan, đơn vị trực thuộc) làm căn cứ xem xét, tính toán tổng thể về nhu cầu đầu tư xây dựng trụ sở làm việc. 

Đồng thời đề xuất phương án chung về sử dụng các cơ sở nhà, đất do các cơ quan đang quản lý, sử dụng.

Tổng hợp nhu cầu về di dời trụ sở của các cơ quan; trên cơ sở đó, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn trực thuộc và đơn vị tư vấn phối hợp với UBND TP Hà Nội và các cơ quan liên quan tổ chức rà soát kỹ và phân loại việc di dời theo mức độ cấp thiết và theo giai đoạn di dời (thực hiện di dời ngay, di dời theo kế hoạch ngắn hạn, dài hạn…).

Cùng với đó, đề xuất phương án cụ thể việc sử dụng diện tích đất tại các vị trí cũ sau khi các cơ quan di dời đến vị trí mới; đề xuất xây dựng quy hoạch đối với các khu đất tại vị trí cũ để có cơ sở xây dựng phương án huy động tài chính từ quỹ đất sau khi di dời.

Phó Thủ tướng yêu cầu, khu vực quy hoạch trụ sở mới phải được kết nối thuận lợi với khu trung tâm các cơ quan của Đảng, Nhà nước để đảm bảo sự phù hợp trong hoạt động, sử dụng và giao dịch; kết nối hạ tầng, tạo bộ mặt kiến trúc đô thị văn minh, hiện đại, có quy mô phù hợp và tiết kiệm.

Đồng thời, nghiên cứu bố trí quỹ đất dự trữ phát triển, thiết kế công trình theo tiêu chí kiến trúc xanh, đáp ứng điều kiện về môi trường.

Phó Thủ tướng giao Bộ Xây dựng tiếp tục thực hiện các bước lập, thẩm định và trình phê duyệt Đồ án quy hoạch theo quy định, báo cáo Thủ tướng trước ngày 30/10.

Hà Nội: Di dời trụ sở Sở Kế hoạch và Đầu tư mở rộng sân Hàng Đẫy

Hà Nội: Di dời trụ sở Sở Kế hoạch và Đầu tư mở rộng sân Hàng Đẫy

Sân vận động Hàng Đẫy sẽ được mở rộng diện tích để tạo thành khu liên hợp thể thao đồng bộ, hiện đại.

Di dời trụ sở bộ ngành khỏi nội đô Hà Nội: Đua nhau bám trụ “đất vàng”

Di dời trụ sở bộ ngành khỏi nội đô Hà Nội: Đua nhau bám trụ “đất vàng”

Đến nay, Hà Nội chưa thu hồi được mét đất nào từ các cơ sở cũ gây lãng phí lớn đối với ngân sách nhà nước

Làm gì với ‘đất vàng’ trụ sở bộ ngành sau di dời?

Làm gì với ‘đất vàng’ trụ sở bộ ngành sau di dời?

Bộ Tài chính sẽ là đầu mối thay mặt Chính phủ nắm giữ rồi tiến hành đấu giá công khai một số trụ sở có giá trị đất cao.

Di dời trụ sở 13 bộ ngành, cần 17.000 tỷ để xây mới?

Di dời trụ sở 13 bộ ngành, cần 17.000 tỷ để xây mới?

Theo 1 tính toán sơ bộ, tổng nhu cầu vốn đầu tư trụ sở 13 bộ, ngành sau khi di dời khỏi nội thành vào khoảng gần 17.000 tỷ đồng.

Thu Hằng