- VietNamNet trò chuyện với Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam Kim Do-hyon về hội nghị thượng đỉnh lịch sử Mỹ-Triều diễn ra sáng nay tại Singapore.

 
{keywords}
 Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam Kim Do-hyon

Trước thềm thượng đỉnh liên Triều, bà công sứ Hàn Quốc tại Việt Nam đã đề cập đến khả năng về một hội nghị thượng đỉnh giữa Mỹ và Triều Tiên. Giờ đây hội nghị sắp diễn ra, Đại sứ bình luận gì về nỗ lực của các bên trong việc tạo dựng nền tảng thành công cho hội nghị này?

Trước khi nói đến sự nỗ lực của Chính phủ Hàn Quốc, tôi muốn đánh giá năng lực ngoại giao sáng tạo và đổi mới của Tổng thống Donald Trump. Vấn đề hạt nhân của Triều Tiên đã kéo dài suốt hơn 20 năm qua nhưng việc giải quyết chỉ dừng lại ở lời nói mà chưa thể tìm ra biện pháp giải quyết khiến vấn đề ngày càng trở nên nghiêm trọng.

Tổng thống Trump bằng nỗ lực đầy sáng tạo và thiên tài của một doanh nhân đã tìm ra bước đột phá nhằm giải quyết vấn đề này.

Tôi cho rằng có được kết quả như ngày hôm nay một phần nhờ Tổng thống Trump đã tạo sức ép đối với Triều Tiên thông qua các biện pháp trừng phạt mạnh mẽ, đồng thời để ngỏ cánh cửa đối thoại và thậm chí đề xuất cả khả năng hợp tác kinh tế.

Với sự hợp tác chặt chẽ của Chính phủ Mỹ và trên cơ sở bối cảnh như trên, hai miền Nam Bắc đã tiến tới hòa giải.

Vào tháng 3, đoàn đặc phái viên của Tổng thống Moon Jae-in thăm Triều Tiên và thăm Mỹ ngay sau đó để chuyển tải quyết tâm phi hạt nhân hóa và mong muốn tổ chức đối thoại Mỹ - Triều của Chủ tịch Kim Jong-un tới Tổng thống Mỹ. Cũng trong chuyến thăm, Tổng thống Trump đã đồng ý với đề xuất đối thoại của Chủ tịch Kim Jong-un và từ đó Hội đàm thượng đỉnh Mỹ - Triều được hình thành.

Nếu từ trước đến nay, vấn đề của bán đảo Triều Tiên bị chi phối bởi các nước lớn thì đến nay dưới thời của Tổng thống Moon Jae-in đã có sự khác biệt là hai miền Nam - Bắc cùng nỗ lực chủ động giải quyết vấn đề với tư cách là các bên liên quan.

Sự chân thành của Tổng thống Moon Jae-in và sự ủng hộ của các nước xung quanh, trong đó có Việt Nam đã đem lại kết quả.

Nền hòa bình vĩnh cửu trên bán đảo Triều Tiên

Hàn Quốc mong đợi gì từ hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần này?

Đương nhiên, người Hàn Quốc đều có mong muốn cuối cùng là thống nhất bán đảo Triều Tiên. Tuy nhiên, điều này không thể thực hiện ngay được.

Ở giai đoạn hiện tại, Hàn Quốc mong rằng Hội đàm thượng đỉnh Mỹ - Triều sẽ góp phần phi hạt nhân hóa và xây dựng nền hòa bình vĩnh cửu trên bán đảo Triều Tiên.

Có thể nói đến nay Triều Tiên đã chấp nhận hiện thực là cần phải cải cách mở cửa. Và gần đây, Triều Tiên cũng đã thể hiện ý định tiến hành cải cách mở cửa.

Nếu hội đàm thượng đỉnh Mỹ - Triều thành công, chúng tôi mong rằng vấn đề hạt nhân của Triều Tiên được giải quyết và nền hòa bình được thiết lập sẽ thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế hai miền Nam Bắc để mở ra một con đường giúp nhân dân hai miền được sống ấm no.

Liệu còn điều gì quan trọng hơn là đem lại cuộc sống ấm no và hạnh phúc cho người dân? Tôi cho rằng Triều Tiên cũng đã bắt đầu nhận thức được điều này và và hi vọng Triều Tiên sẽ thực hiện chính sách cải cách mở cửa như trước đây Việt Nam đã từng thực hiện.

Tôi cho rằng những kinh nghiệm của Việt Nam vô cùng quan trọng và sẽ đóng vai trò rất lớn nếu được chia sẻ với Triều Tiên.

Phi hạt nhân hóa cần một quá trình

Một thỏa thuận phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên có khả năng đạt được tại hội nghị lần này hay không?

Đàm phán phi hạt nhân hóa không hề đơn giản. Vấn đề này không thể giải quyết chỉ qua một cuộc hội đàm. Tôi mong rằng thông qua hội đàm lần này, hai bên sẽ cùng nỗ lực để đưa ra những nguyên tắc quan trọng để quá trình phi hạt nhân hóa hoàn toàn bán đảo Triều Tiên sẽ diễn ra thuận lợi.

Bản thân Tổng thống Trump cũng đã thể hiện quyết tâm sẽ chấm dứt mối quan hệ thù địch với Triều Tiên và triển khai hợp tác kinh tế nếu Chủ tịch Kim Jong-un quyết đoán và thực hiện phi hạt nhân hóa hoàn toàn.

Tổng thống Trump khi trả lời phỏng vấn báo chí cũng đã đề cập rằng thỏa thuận phi hạt nhân hóa sẽ không kết thúc qua một cuộc gặp mà phải thông qua nhiều cuộc gặp, và hội đàm lần này là dịp để khẳng định lại quyết tâm phi hạt nhân hóa của Triều Tiên và cam kết của Mỹ với Triều Tiên. Sau đó quá trình phi hạt nhân hóa mới bắt đầu và cuối cùng là hoàn thành mục tiêu.

Vấn đề này không thể giải quyết bằng một cuộc hội đàm mà cần một quá trình. Trong quá trình đó rất cần có sự hỗ trợ và ủng hộ tích cực của cộng đồng quốc tế.

Nhân dịp này, với tư cách là Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam, tôi xin một lần nữa cảm ơn Việt Nam đã luôn ủng hộ Hàn Quốc trong thời gian vừa qua và mong rằng Việt Nam sẽ tiếp tục ủng hộ để các cuộc đàm phán diễn ra thuận lợi, qua đó góp phần xây dựng hòa bình vĩnh cửu trên bán đảo Triều Tiên.

Báo chí Hàn Quốc cho biết 3 nhà lãnh đạo Mỹ, Triều Tiên và Hàn Quốc có thể cùng nhau tuyên bố kết thúc cuộc chiến tranh Triều Tiên trong cuộc gặp tại Singapore. Theo Đại sứ, điều kiện nào để các nhà lãnh đạo đưa ra tuyên bố này?

Chúng tôi mong rằng tuyên bố kết thúc chiến tranh sẽ được đưa ra trong hội đàm lần này nhưng đến nay chưa thể chắc chắn về điều đó.

Trong Tuyên bố Bàn Môn Điếm, hai miền Nam - Bắc đã nhất trí sẽ tuyên bố kết thúc chiến tranh trong năm nay và Hàn Quốc đang tiếp tục thảo luận chặt chẽ với Mỹ và Triều Tiên, do đó tôi hi vọng sẽ sớm có kết quả tốt đẹp.

Hồi hộp phút giây lãnh đạo Triều Tiên đặt chân sang Hàn Quốc

Hồi hộp phút giây lãnh đạo Triều Tiên đặt chân sang Hàn Quốc

Cuộc gặp giữa Tổng thống Moon Jae-in và Chủ tịch Kim Jong-un đánh dấu lần đầu tiên một nhà lãnh đạo Triều Tiên đặt chân sang lãnh thổ Hàn Quốc.

Triều Tiên thử hạt nhân, Việt Nam kêu gọi các bên kiềm chế

Triều Tiên thử hạt nhân, Việt Nam kêu gọi các bên kiềm chế

Việt Nam kêu gọi các bên liên quan kiềm chế, thực hiện phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên bằng biện pháp hòa bình.

Hình ảnh Bộ trưởng Quốc phòng Triều Tiên ở Hà Nội

Hình ảnh Bộ trưởng Quốc phòng Triều Tiên ở Hà Nội

Bộ trưởng Các lực lượng vũ trang nhân dân Triều Tiên, Đại tướng Pak Yong Sik đang có chuyến thăm tại Việt Nam.

VN-Triều Tiên bàn về Biển Đông

VN-Triều Tiên bàn về Biển Đông

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Bộ trưởng Ngoại giao CHDCND Triều Tiên Ri Su Yong trao đổi về Biển Đông trong hội đàm song phương sáng nay tại Hà nội.

4 lý do không thể có chiến tranh ở bán đảo Triều Tiên

4 lý do không thể có chiến tranh ở bán đảo Triều Tiên

Theo nhận định của giới chuyên gia chính trị được tờ Thời báo Hàn Quốc số ra ngày 11/4 đăng tải, dường như sẽ không có “cơ hội” cho hai miền Triều Tiên cùng tham chiến.

Thái An