Thông thường những tác phẩm để đời thể hiện lòng kính yêu đối với Bác Hồ là những tác phẩm thơ, ca, truyện, ký hay những thước phim truyện, phim tư liệu của các nhà văn, nhà thơ, nhạc sỹ, đạo diễn, diễn viên… tác phẩm của một kỹ sư cơ khí thể hiện tình yêu đối với Bác dù công phu, tỷ mỉ và trường tồn với thời gian nhưng âm thầm và có lẽ ít người được biết.

Giới thiệu với độc giả bài viết về “Người khắc bút tích di chúc Bác Hồ” của tác giả Nguyễn Hùng Sơn

10 năm sáng tác hơn 30 bộ tranh đá về Bác

Triệu Hoàng Giang ở xã Sơn Vi, Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ là kỹ sư cơ khí chế tạo máy từng được đào tạo ở Bun Ga Ri. Người kỹ sư cơ khí tưởng chừng khô khan này lại rất có năng khiếu vẽ và ham thích hội họa.

{keywords}
 

Ngày từ khi học tập tại Bun Ga Ri, khi đến tham quan những khu bảo tang, những khu danh lam thắng cảnh thì những tác phẩm khắc đá làm anh chú ý nhất, anh đã tìm tòi, nghiên cứu và quan tâm và rất muốn  làm tranh khắc đá, loại hình còn rất mới lạ ở Việt Nam.

Khi nghe anh đề nghị xin được học nghề khắc tranh đá, nghệ nhân I Va Lốp, tác giả những bức tranh đá nổi tiếng ở Bun Ga Ri, rất cảm động vì có người đam mê cái nghề nhọc nhằn của mình. Khi biết anh là người Việt Nam ông vui lắm. Ông nói: “ Việt Nam – Hồ Chí Minh !” Ông kể ở Thổ Nhĩ Kỳ quê ông và ở Bun Ga Ri nơi ông định cư, nhiều người dân biết và rất ngưỡng mộ Hồ Chí Minh, người anh hùng giải phóng dân tộc. Anh biết là ông nghệ nhân nói thực lòng. Ở trường anh học, các giảng viên và sinh viên người Bun cũng như lưu học sinh khi gặp anh đều chào Việt Nam – Hồ Chí Minh ! rất thân thiện.

Có bạn còn dẫn anh đến bảo tàng ở thủ đô Bu Ca Rét chỉ cho anh xem bức ảnh lớn Bác Hồ tươi cười vẫy chào nhân dân đang hân hoan đón Người sang thăm. Điều đáng nói là ngoài bức ảnh Bác Hồ của chúng ta không có ảnh vị lãnh tụ của nước ngoài nào trưng bày ở đó. Niềm yêu kính Bác Hồ được hun đúc từ nhỏ đến khi ra nước ngoài thấy người ta trân trọng, ngưỡng mộ Bác, anh càng thêm xúc động tự hào, muốn làm điều gì đó để bày tỏ tấm lòng mình đối với Bác.

Từ đó, hàng ngày sau những tiết học ở giảng đường là anh đến xưởng khắc tranh để học thêm. Các lưu học sinh khác thì lo mua sắm hàng hóa gửi về nhà, còn anh thì gom góp tiền để mua mũi khoan kim cương và các dụng cụ khắc tranh đá.

Đến nay, anh tổng cộng anh đã khắc hơn 30 bức tranh đá thể hiện quá trình hoạt động của Bác ở từng thời điểm lịch sử và các hoạt động của Bác như sau: “Nguyễn Tất Thành tại Đại hội Đảng Cộng sản Pháp, năm 1920”; “Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo Đảng quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ”, “Bác Hồ tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 3”, “Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập”, “Bác Hồ với các đại biểu Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam”, bìa sách Nhật ký trong tù, lán Nà Lừa (Tuyên Quang), lán Khuẩy Nậm (Cao Bằng), làng Kim Liên (Nghệ An), Nhà sàn nơi Bác ở và làm việc tại Phủ Chủ tịch”…;

          Tác giả và bức khắc bút tích di chúc của Bác

Những bức tranh đá của anh đều rất đẹp và sinh động, nét khắc tinh xảo, kỹ lưỡng, sự cẩn thận thể hiện tinh thần miệt mài, sáng tạo của anh, thể hiện tình yêu vô bờ bến của anh đối với Bác.

Trong đó bức khắc bút tích di chúc của Người là bức anh dành nhiều thời gian, công sức nhất, bức anh tâm đắc nhất.

Những khó khăn, thử thách khi thực hiện

Khi anh khởi sự làm tranh đá gặp muôn vàn khó khăn, lực cản lớn nhất là sự can ngăn của người thân, bè, nhưng may mắn là vợ anh, chị Nguyễn Thị Tình lại hết lòng ủng hộ. Chị vừa đảm đang ruộng đồng lại tranh thủ chợ búa để thêm tiền cho anh mua đá khắc tranh. Nhờ vậy mà anh đã dần dần vượt qua thử thách.

Có thể nói những thử thách nhiều hơn anh tưởng. Nguyên việc lựa chọn đúng loại đá sao cho đẹp, bền, không giòn gãy khi khắc, rồi thì màu sắc khi mài lên phải có vân đẹp hoặc đen bóng mới đạt yêu cầu. Anh vào tận Quảng Nam, Đà Nẵng tìm kiếm mà chưa đạt yêu cầu. Mất gần một năm mới được bạn bè học ở trường Mỏ, địa chất mách bảo vào rú Nhồi, Thanh Hóa mới tìm được loại đá ưng ý.

Khởi đầu anh chọn hình ảnh Bác Hồ quan sát trận địa ở biên giới Cao Bằng năm 1950. Đây là bức ảnh đẹp, dễ thể hiện. Sau hơn sáu tháng miệt mài, bức khắc đầu tiên hoàn thành, anh sung sướng đến cả tháng vì điều ấp ủ đã thành hiện thực. Không chỉ mọi người trong gia đình và bạn bè khen, mà những người lạ lần đầu xem tranh đều khen đẹp và toát lên thần thái, rất sinh động.

Từ sự mở đầu đó, Triệu Hoàng Giang tự tin để khắc những bức tiếp theo, mỗi bức là một câu chuyện về Bác. Người thợ điêu khắc trước hết là một họa sĩ giỏi. Nghĩa là phải vẽ được bức tranh thật giống lên đá rồi sau đó mới dùng đục để khắc. Nhưng đục vào đâu là phải chọn. Cáí điểm khắc đầu tiên trên gương mặt, anh không xác định trước. Chỉ khi ngồi đối diện bức vẽ mới quyết định. Những việc dễ thường làm ban ngày, riêng những điểm quyết định thần thái trên gương mặt là phải đêm khuya, thời điểm yên tính nhất. Thường là sau khi xem chương trình thời sự của VT1 là anh ngủ. Đến 11 giờ đêm dậy làm việc. Đêm yên tĩnh chỉ có mình anh “ với Bác” anh luôn có cảm giác là Bác ở bên mình, ủng hộ mình. Nhất là khi thể hiện đôi mắt. Đôi mắt quyết định cho việc có giống Bác hay không. Việc thể hiện chỉ trong vài phút. Có khi chỉ một phút hoặc ít hơn. Nhưng cũng có khi mấy lần mới được. Nếu làm một lần chưa được là anh tạm dừng nghỉ ngơi. Hôm sau mới làm tiếp.

Sau hơn 10 năm bền bỉ, Triệu Hoàng Giang đã có bộ tranh đá gần ba mươi tác phẩm về cuộc đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bộ tranh đã được trưng bày ở đại hội Cựu chiến binh Việt Nam tại Hà Nội. Khu di tích lịch sử Tân Trào, Tuyên Quang, khu di tích Định Hóa Thái Nguyên, Bảo tàng Quân khu 2, Bảo tàng Hùng Vương… cũng đều đã trưng bày bộ tranh đá trong thời gian khá dài. Nhiều đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo, Đảng, nhà nước và nhân dân đã khen ngợi, đánh giá cao công lao và tài năng xuất sắc của Triệu Hoàng Giang.

Khắc đá Bản di chúc của Bác từ gợi ý của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Về việc đưa bút tích bản di chúc của Bác Hồ lên đá, Triệu Hoàng Giang cho biết: Nhân dịp sinh nhật Đại tướng Võ Nguyên Giáp 96 tuổi, anh được vinh dự đưa bộ tranh đá về Hà Nội cho Đại tướng xem. Đại tướng khen anh có đôi bàn tay điêu luyện và đức tính kiên trì hiếm có. Đại tướng bảo cần làm sao để đồng bào các dân tộc miền xuôi, miền ngược được xem. Cả bạn bè quốc tế nữa…

Điều tâm đắc nhất của anh là Đại tướng hỏi cháu định kết thúc Bộ tranh về Bác Hồ bằng bức nào? Giang trả lời cháu sẽ làm bức nhà sàn của Bác. Đại tướng bảo không phải. Bút tích di chúc Bác Hồ sẽ là kết thúc có ý nghĩa nhất. Anh bàng hoàng sung sướng vì sự gợi ý đó. Sau một năm, bảy tháng phấn đấu thì hoàn thành. Sự sung sướng hạnh phúc không thể diễn tả nổi. Mặc dù hai lần thất bại, nhưng anh không nản chí. Anh nghĩ chắc Bác thương mình, sợ mình vất vả nên không cho làm. Anh thắp hương xin Bác cho cho con khắc bút tích di chúc Bác lên đá. Đến lần thứ ba thì thành công.

                  Bản khắc đá bút tích di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh 

Lý giải về hai lần bị hỏng, anh nói : “Khắc chữ in thì dễ nhưng khắc bút tích của Bác đòi hỏi phải giống mà chữ bút bi nét nhỏ rất khó thể hiện. Hơn nữa, có những chổ chữ cứ xiêu vẹo, lại gạch xóa, tôi nghĩ chắc Bác xúc động hoặc mệt quá, nên tôi cứ run run , lo mình không đủ sức, không đủ thời gian để hoàn thành bức di chúc này. Vì thế mà làm gãy, sứt mấy nét, phải bỏ. Khi khắc sang bản thứ ba tôi bình tâm hơn nên không sơ sẩy nữa. Bình thường mỗi ngày được ba đến năm chữ, có ngày chỉ một, hai chữ. Kể cả chổ Bác gạch xóa thì tôi vẫn bình tĩnh, tự tin thể hiện. Khi mới khắc xong có đoàn của Hội người cao tuổi đến xem, ai cũng khen giống. Có cụ đã khóc khiến tôi cảm động lắm.

Sau bức di chúc, anh còn bổ sung thêm một số bức nữa, hiện bộ tranh đã trên ba mươi bức. Anh đang dự định sẽ làm bức sưu tập 79 chữ ký của Bác. Hy vọng là Nghệ nhân Triệu Hoàng Giang sẽ sớm hoàn thành tác phẩm này để chuỗi tranh khắc đá kể lại những câu chuyện về cuộc đời hoạt động của Bác Hồ thêm phong phú và sinh động, đáp ứng niềm mong đợi của đồng bào cả nước.

Chuyện về tổ ‘cứu chữa’ Trung Quốc chăm sóc sức khỏe cho Bác

Chuyện về tổ ‘cứu chữa’ Trung Quốc chăm sóc sức khỏe cho Bác

 Các lãnh đạo Trung Quốc đã cử 4 tổ "cứu chữa" trực tiếp sang Việt Nam để chữa bệnh cho Chủ tịch Hồ Chí Minh trong những ngày tháng cuối đời.

Theo Tạp chí Tòa án