- Được chị gái cho đất ở, vợ chồng anh Thuyết lên UBND xã Nghi Thái (huyện Nghi Lộc, Nghệ An) làm thủ tục thì lãnh đạo xã yêu cầu đóng 5 triệu đồng xây dựng cơ sở hạ tầng.

XEM CLIP:

Chủ tịch UBND xã Nghi Thái Đặng Văn Phương cho biết, theo quy định của HĐND xã, hơn 2 năm qua, những người mua, bán, chuyển nhượng đất đai phải đóng góp một khoản tiền để xây dựng nông thôn mới.

{keywords}
Anh Nguyễn Văn Thuyết phải đóng 5 triệu đồng khi làm hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Thu phí xây dựng quê hương

Anh Nguyễn Văn Thuyết (SN 1966, trú xã Yên Hợp, huyện Quỳ Hợp) kể, vợ chồng anh được người thân tặng mảnh đất 200m2 ở xóm Thái Sơn, xã Nghi Thái, huyện Nghi Lộc.

Thửa đất chưa tách bìa nên anh Thuyết phải làm hồ sơ để xác định quyền chủ sở hữu.

{keywords}
Anh Nguyễn Văn Thuyết. Ảnh: Quốc Huy

Người cho đất là vợ chồng anh Phạm Văn Châu (anh rể và chị vợ). Ngày 24/9, anh Thuyết lên UBND xã Nghi Thái mua hồ sơ, làm thủ tục để tách 200m2 đất trong tổng số 2.900m2 của vợ chồng anh Châu.

''Sau khi mua hồ sơ, làm các thủ tục tôi sang phòng Chủ tịch xã Nghi Thái Đặng Văn Phương thì được hướng dẫn đóng 5 triệu đồng tiền xây dựng quê hương, được HĐND xã quy định. Tôi hoàn toàn bất ngờ, trong túi không có tiền để đóng'', anh Thuyết kể.

Vợ chồng anh Thuyết phải đi vay 5 triệu đồng nộp xong mới được làm thủ tục đóng dấu chuyển nhượng đất.

Không những thế, khi sang phòng địa chính làm thủ tục, anh Thuyết được chị Ngô Thị Phương Mai cho biết, nếu làm hồ sơ thủ tục cho, tặng thì sẽ phải nộp thuế nhiều hơn làm hồ sơ mua bán. 

Hồ sơ mua bán chỉ cần làm hợp đồng 50 triệu đồng thì tiền nộp thuế sẽ thấp xuống.

{keywords}
Chị Ngô Thị Phương Mai, cán bộ địa chính xã Nghi Thái

Tuy nhiên, anh Thuyết không đồng ý ''làm giả hồ sơ mua bán đất'' giá 50 triệu đồng như lời chị Mai tư vấn.

Sẽ kiểm tra việc thu phí

Chủ tịch UBND xã Nghi Thái Đặng Văn Phương cho biết: ''Việc thủ quỹ xã thu 5 triệu đồng của anh Thuyết là có. Việc thu này là nhằm đóng góp xây dựng nông thôn mới''.

Mức thu 5 triệu đồng/lần chuyển nhượng, mua bán 1 lô đất đối với người ngoài, 2 triệu đồng/lần đối với người địa phương.

{keywords}

Ông Đặng Văn Phương. Ảnh: Q.Huy

Cũng theo quy định này, những trường hợp miễn đóng góp bao gồm: Cha, mẹ chuyển nhượng cho con; ông, bà nội ngoại cho cháu chắt, anh, chị em ruột chuyển nhượng cho nhau.

Ông Phương giải thích, việc thu tiền kể trên được UBND xã áp dụng từ nhiều năm qua, đã được lấy ý kiến người dân và HĐND xã chấp thuận. Thu có hóa đơn chứng từ, tiền thu được nộp vào Kho bạc Nhà nước huyện Nghi Lộc nhằm chi trả các khoản nợ công trình xây dựng nông thôn mới.

Chủ tịch UBND huyện Nghi Lộc Nguyễn Tiến Dũng nói, sẽ cho kiểm tra lại thông tin việc xã thu các khoản không nằm trong quy định của HĐND huyện. Việc huy động sức dân thì tùy từng loại, theo quy chế dân chủ.

Phó chủ tịch xã phê lý lịch gây khó nữ cử nhân

Phó chủ tịch xã phê lý lịch gây khó nữ cử nhân

Cô gái ở An Bình (huyện Nam Sách, Hải Dương) bị Phó chủ tịch UBND xã xác nhận lý lịch kiểu “gây khó” do gia đình chưa đóng tiền làm đường.

Lại phê 'chưa chấp hành' lên lý lịch vì chưa nộp tiền làm đường

Lại phê 'chưa chấp hành' lên lý lịch vì chưa nộp tiền làm đường

Do gia đình chưa nộp tiền làm đường thôn nên xã đã bút phê "chưa chấp hành" lên lý lịch tân sinh viên trên địa bàn Hà Tĩnh.

Quá lạ: Nuôi ong cũng phải đóng phí

Quá lạ: Nuôi ong cũng phải đóng phí

Muốn nuôi ong ở xã Kỳ Tây (Kỳ Anh, Hà Tĩnh), phải trả cho người xin vườn một khoản tiền “cò”, sau đó trả phí cho xã.... Phí chồng phí đang khiến người nuôi ong méo mặt.

Khai trừ 1 hộ dân khỏi xóm vì nợ tiền đóng góp

Khai trừ 1 hộ dân khỏi xóm vì nợ tiền đóng góp

Một hộ dân ở xã Hưng Thắng, huyện Hưng Nguyên, Nghệ An, bị biểu quyết khai trừ khỏi xóm vì nợ đóng góp nhiều năm ở xóm.

Quốc Huy