- Thiếu tướng Lê Văn Cương cho rằng, Trịnh Xuân Thanh không “đơn thương độc mã”, phải có một lực lượng che chắn phía sau. Muốn làm rõ điều này, cần sự trung thực từ Trịnh Xuân Thanh và cái tài của cơ quan điều tra. 

Trao đổi với VietNamNet về diễn biến vụ án Trịnh Xuân Thanh khi bị can này vừa về nước đầu thú, Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược, Bộ Công an nhấn mạnh, từ sai phạm của Trịnh Xuân Thanh sẽ thể hiện sai phạm của một loạt cán bộ liên quan.

Tóm tắt lại quá trình phạm tội của Trịnh Xuân Thanh từ năm 2011 tại Tổng công ty cổ phần xây lắp Dầu khí PVC, Tướng Cương nhắc lại con số thua lỗ thất thoát 3.260 tỷ chủ yếu rơi vào thời điểm 2011–2013.

{keywords}

Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện chiến lược, Bộ Công an. Ảnh: Lê Anh Dũng

Ông cũng lưu ý sai lầm này không phải không biết. Bởi ngày 25/1/2014, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khi ấy dự tổng kết công tác năm 2013 của PVN đã phát biểu yêu cầu PVN làm rõ khuyết điểm, sai lầm của tập thể, cá nhân liên quan thất thoát tài sản tại PVC báo cáo Thủ tướng.

“Ý kiến của người cao nhất cơ quan hành pháp nhưng không ai làm gì cả. Tập đoàn Dầu khí (PVN) không làm, Bộ trưởng Công thương khi ấy là ông Vũ Huy Hoàng cũng không làm gì cả”, ông nhấn mạnh.

Theo Thiếu tướng, không những vậy ông Vũ Huy Hoàng còn chống lưng cho Trịnh Xuân Thanh rời khỏi “vũng lầy” PVC về làm Phó văn phòng Bộ Công thương.

Cuối năm 2015, chuẩn bị Đại hội 12, bầu cử QH, ông Vũ Huy Hoàng cùng nhiều người khác tham gia đạo diễn đưa Trịnh Xuân Thanh về làm Phó chủ tịch Hậu Giang, rồi ứng cử vào ĐBQH khóa 14.

“Chắc chắn việc đưa 1 người làm phó chủ tịch tỉnh không phải như làm phó chủ tịch xã. Phó chủ tịch tỉnh chắc chắn phải qua bộ lọc của Bộ Nội vụ kiểm tra... phải chịu trách nhiệm chứ”, Tướng Cương nói.

Trịnh Xuân Thanh đầu thú là điều kiện xử lý triệt để vụ án

Theo ông, việc Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú có ý nghĩa như thế nào trong việc điều tra, xét xử vụ án này?

Sai phạm của Trịnh Xuân Thanh phải bị xử lý. 

Khoản 4 điều 278 bộ luật Hình sự về Tội tham ô tài sản quy định: “Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình: Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên; Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác”. Trong khi Trịnh Xuân Thanh làm thất thoát hơn 3.000 tỷ của Nhà nước chứ có ít đâu. 

Hơn nữa, một người sai phạm như vậy lại liên tục được khen thưởng, phong anh hùng thời kỳ đổi mới, nhận huân chương. Hội đồng khen thưởng bao nhiêu thành viên. Dư luận nói “con voi chui lọt lỗ kim” là vì thế.

Vụ Trịnh Xuân Thanh là vụ án lớn mà đảng viên và nhân dân yên tâm khi đích thân Tổng bí thư chỉ đạo thực hiện. Đấy là tín hiệu lành mạnh. Nhiều lần Tổng bí thư yêu cầu làm đến cùng: “Bằng mọi cách phải di lý, bắt bằng được Trịnh Xuân Thanh về nước phục vụ điều tra, xét xử”.

Tôi thấy thái độ của Tổng bí thư được nhân dân, đảng viên rất đồng tình ủng hộ, một thái độ rất kiên quyết. Qua đấy phản ánh quyết tâm chính trị của Đảng, mà cụ thể là của lãnh đạo cao nhất của Đảng và Bộ Chính trị. Việc Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú còn là điều kiện để xử lý triệt để vụ Trịnh Xuân Thanh.

Việc Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú có được xem là tình tiết giảm nhẹ khi vụ án đưa ra xét xử?

Tôi thấy ông ta phải đầu thú thôi, lưới trời lồng lộng. Nhưng trước hết phải khẳng định rằng, việc Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú là kết quả của sự quyết tâm chống tham nhũng, tha hóa đến cùng của Đảng. Không có quyết tâm này, chưa chắc Trịnh Xuân Thanh đã về.

Thứ 2, với tội nặng như vậy, chúng ta đã phát lệnh truy nã toàn cầu, Interpol cũng truy nã giúp Việt Nam bắt được.

Thứ 3, Trịnh Xuân Thanh thấy không thoát được nên tính đến tình tiết giảm nhẹ có lợi cho bản thân và gia đình ông ấy. Luật pháp của Việt Nam “đánh kẻ chạy đi, chứ không đánh người chạy lại” sẽ phần nào tính đến tình tiết giảm nhẹ.

Trịnh Xuân Thanh không “đơn thương độc mã”

Nhiều ý kiến cho rằng, Trịnh Xuân Thanh là mắt xích rất quan trọng, việc ông ta bỏ trốn khiến cánh cửa của vụ án phần nào khép lại. Nay với sự xuất hiện của Trịnh Xuân Thanh, cánh cửa vụ án sẽ được mở ra. Vậy liệu còn nhân vật nào đứng đằng sau Trịnh Xuân Thanh, liên quan đến vụ án sẽ lộ diện?

Chúng ta phải có nhìn nhận khách quan. Trịnh Xuân Thanh lên được như vậy phải có người bao che. Đấy là trách nhiệm về mặt tổ chức, trong đó có Bộ trưởng Công thương khi đó, Bộ Nội vụ...

Sau trách nhiệm tổ chức còn có mối quan hệ gì không, chúng ta chưa vội kết luận. Việc này phải chờ kết luận cuối cùng của cơ quan điều tra và tố tụng xem xét trong quá trình đấy, có chuyện hối lộ gì không. Đây là 2 mức độ khác nhau.

Nhưng rõ ràng, Trịnh Xuân Thanh không “đơn thương độc mã”, phải có một lực lượng che chắn cho ông ta. Việc che chắn này cũng phải làm rõ, có khi là vì thân tình thôi.

Hiện nay đã có một số người chịu trách nhiệm về mặt tổ chức, còn những vấn đề đằng sau còn phải chờ cơ quan điều tra chứ không nên vội kết luận.

Khi điều tra, lời khai của Trịnh Xuân Thanh sẽ mở ra nhiều vấn đề, qua đó có thể xuất hiện nhiều nhân vật đằng sau?

Cái này còn tùy thuộc vào 2 điều. Một là bản thân Trịnh Xuân Thanh có trung thực không. 

Điều thứ 2 phụ thuộc vào tài của cơ quan điều tra. Có lúc Trịnh Xuân Thanh không khai nhưng cơ quan điều tra có đủ chứng cứ buộc ông ta phải công nhận. Cả 2 điều này còn đang là ẩn số.

Cơ quan điều tra sẽ làm rõ mọi chuyện. Tội đến đâu xử lý đến đấy, chắc chắn là như vậy. Tổng bí thư đã chỉ đạo rất nghiêm túc việc này, tôi tin là cơ quan điều tra và tòa án sẽ làm minh bạch chuyện này.

Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú

Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú

Bị can bị truy nã Trịnh Xuân Thanh đã đến Trực ban hình sự Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an đầu thú hôm qua.

Trịnh Xuân Thanh: Từ chiếc Lexus biển xanh đến ngày đầu thú

Trịnh Xuân Thanh: Từ chiếc Lexus biển xanh đến ngày đầu thú

Tính từ ngày Trịnh Xuân Thanh gửi đơn xin nghỉ phép lần 1 từ 25-29/7/2016 để đi nước ngoài trị bệnh đến ngày ra đầu thú là tròn 1 năm.

Điều gì đang chờ đợi Trịnh Xuân Thanh?

Điều gì đang chờ đợi Trịnh Xuân Thanh?

Ngày 31/7, Trịnh Xuân Thanh đã đến Trực ban hình sự Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an đầu thú. Điều gì đang chờ đợi con người này?

Bộ trưởng Công an nói về tin Trịnh Xuân Thanh về nước

Bộ trưởng Công an nói về tin Trịnh Xuân Thanh về nước

Bộ trưởng Công an Tô Lâm nói chưa có thông tin gì về việc Trịnh Xuân Thanh về nước như mạng xã hội loan truyền.

Tổng bí thư: Truy bắt, dẫn độ Trịnh Xuân Thanh về nước phục vụ điều tra

Tổng bí thư: Truy bắt, dẫn độ Trịnh Xuân Thanh về nước phục vụ điều tra

Tổng bí thư chỉ đạo tập trung lực lượng điều tra mở rộng vụ PVC; truy bắt, dẫn độ Trịnh Xuân Thanh về nước phục vụ điều tra, xử lý vụ án.

Thu Hằng