- Ngay trên nóc các tòa nhà cao tầng giữa Thủ đô xuất hiện những ngôi chùa khá rộng rãi với đầy đủ tượng phật, có cả người bảo vệ.

Chùa rộng 40m trên tầng thượng

Khu tổ hợp chung cư Nam Xa La (phường Phúc La, quận Hà Đông, TP Hà Nội) có diện tích 7.395m2, cao hơn 30 tầng. Điều đặc biệt tại khu chung cư này là có một ngôi chùa trên nóc tòa nhà.

{keywords}

{keywords}
Chung cư Nam Xa La (Hà Đông, Hà Nội) và ngôi chùa ở tầng trên cùng của tòa nhà này (ảnh dưới). Ngôi chùa khá rộng rãi, khang trang. Ảnh: Nhị Tiến

Muốn lên được ngôi chùa phải đi vào khu thang máy của tòa nhà. Vừa bước vào khu chờ thang máy thì đập ngay vào mắt là một tờ giấy dán trên tường, thông báo việc “cúng dâng sao giải hạn” tại tầng mái của tòa nhà CT2, dành cho cho các hộ gia đình tại tòa nhà CT1 và CT2 chung cư Nam Xa La.

Cũng tại thông báo này, ngôi chùa được đặt tên là “Nam Xa Tự”. Việc giải hạn cũng được ban tổ chức tòa nhà mời thầy về cúng và bắt đầu từ 14g ngày 24/2 (tức 17/1 âm lịch).

{keywords}
Thông báo về lễ dâng sao giải hạn được dán ở khu vực chờ thang máy của tòa chung cư. Ảnh: Nhị Tiến

Để tìm hiểu kỹ hơn về ngôi chùa, phóng viên đã tìm lên tầng thượng của tòa nhà. Khi đi kịch thang máy của tòa nhà (tầng 30) phóng viên bước ra ngoài thì tiếp tục gặp ngay một mảnh giấy dán bên hành lang chỉ dẫn lên ngôi chùa.

Theo hướng dẫn trên mảnh giấy, từ tầng 30 phóng viên đi tiếp (bằng thang bộ) thêm 1 tầng nữa. Tại khuôn viên tầng này có một cầu đi bộ bằng sắt. Tiếp tục đi lên chiếc cầu này thì đến được ngôi chùa ở trên tầng trên cùng của tòa nhà.

{keywords}
Mảnh giấy dán ở hành lang tầng 30 của tòa chung cư, hướng dẫn lối lên chùa ở tầng trên cùng. Ảnh: Nhị Tiến

Điều khiến phóng viên hết sức ngạc nhiên là một ngôi chùa khang trang rộng khoảng 40m2, bên trong đầy đủ tượng phật như một ngôi chùa ở dưới đất và có cả người bảo vệ.

{keywords}

Bên trong ngôi chùa có đầy đủ tượng phật và các vật dụng cần thiết. Ảnh: Nhị Tiến

Được hỏi về việc ngôi chùa được xây dựng trên nóc chung cư có phiền phức, bất tiện, ảnh hưởngđến cuộc sống người dân hay không, cô Mai sống tại tòa nhà CT2 – Nam Xa La cho hay: Ngôi chùa trên nóc tòa nhà tạo thuận lợi cho các hộ dân nơi đây không phải đi đâu xa, tiệncho việc cúng bái. Đây cũng là nhu cầu thiết yếu của người dân.

Tro bụi bay tứ tung

Một ngôi chùa khác tọa lạc ngay trên nóc tòa nhà cao tầng tại số 27 đường Huỳnh Thúc Kháng (Đống Đa, Hà Nội). Không rõ từ khi nào trên nóc tòa chung cư, thương mại hỗn hợp này xuất hiện một ngôi chùa có cấu trúc truyền thống, hướng vào trung tâm thành phố.

{keywords}

Ngôi chùa trên nóc tòa nhà 27 Huỳnh Thúc Kháng (Hà Nội).

Những ngày thường thì không sao, nhưng cứ đến ngày rằm hay lễ tết, thì từ chỗ ngôi chùa này ngự trị lại có nhiều tro bụi bay xuống tứ tung bên dưới khiến những người dân xung quanh lên tiếng phản ánh.

Cho rằng đây là một điều lạ lùng, nhiều người dân sống quanh khu vực này cho biết, khi tòa nhà này mới khánh thành thì không thấy có ngôi chùa, rồi sau đó mới “bỗng nhiên” xuất hiện.

Chị Thúy (30 tuổi), một cư dân sống trong tòa nhà cho biết: Cầu thang dẫn lên sân thờ ngày thường thì được khóa kỹ càng, chỉ những ngày như mùng một, ngày Rằm, lễ tết thì mới mở cửa để người dân mang lễ lên thắp hương, hóa vàng”.

“Ngôi chùa này do ai xây dựng thì tôi không biết, nhưng vì gần và tiện nên các cư dân tòa nhà bảo nhau sử dụng ngôi chùa cho việc lễ lạt, lâu dần thành quen” – chị Thúy nói.

Cũng theo chị Thúy, tòa nhà này được Tổng công ty đầu tư phát triển hạ tầng UDIC thi công xây dựng, sau đó phối hợp với UBND quận Đống Đa thành lập ban quản lý.

Theo tìm hiểu của phóng viên, trong biên bản bàn giao của công ty với ban quản lý không có sự xuất hiện của một dự án nào như chùa hay điện. Tuy nhiên, đại diện của UDIC cho rằng sự hiện diện của ngôi chùa trên thực chất cũng chỉ để phục vụ cho đời sống tín ngưỡng nhân dân.

Trao đổi với PV, một cán bộ quản lý tòa nhà 27 Huỳnh Thúc Kháng cho biết: “Thực ra đó chỉ là cái điện thờ, nếu gọi là chùa thì hơi quá. Vì thực ra đó là chỗ để phục vụ việc thờ cúng, thắp hương của tòa nhà mà thôi. Đến bây giờ tôi cũng chưa biết điện thờ này do ai xây dựng hay ai cấp phép. Khi tôi về làm cán bộ quản lý ở đây hồi tháng 5/2015 thì công trình này đã có sẵn”.

Vị này cho rằng khói bụi tỏa ra từ trên nóc tòa nhà vào mỗi ngày Rằm, mùng một xuất phát từ lư hương chung của cư dân đặt trên nóc nhà, bên cạnh công trình mà ông gọi là “điện thờ”. Cũng theo vị này, nhìn bên ngoài thì có hai mái nhưng thực chất một bên ngôi chùa đã không còn được sử dụng.

Có điều khá hài hước là cả cư dân đã sinh sống khá dài ở tòa nhà cũng như ban quản lý nhưng không ai biết công trình này được xây lên từ khi nào!

Nhị Tiến