- Hàng chục năm nay, người dân sống gần mương Thụy Khuê (quận Tây Hồ, Hà Nội) giống như sống gần một “bể phốt lộ thiên" vì mùi hôi thối, xú uế, rác thải tràn ngập khắp nơi.

Mương Thụy Khuê là đường thoát nước chính của hai quận Ba Đình và Tây Hồ. Tuyến mương lộ thiên này chạy dài từ dốc La Pho (nằm ven đường Thụy Khuê) nối với hệ thống cống ngầm ở chợ Bưởi trước khi đổ ra sông Tô Lịch.

{keywords}
Khu chợ họp ngay cạnh con mương ô nhiễm. Đây cũng là nguyên nhân khiến lượng chất thải được đẩy xuống lòng mương ngày càng lớn.

Nước dưới mương chủ yếu là nước thải sinh hoạt công cộng và rác do người dân trực tiếp xả xuống. Do không được khơi thông thường xuyên nên độ lưu thoát của mương rất chậm khiến màu nước đen ngòm, bốc mùi hôi tanh, rất khó chịu.

Một số hộ dân đã đóng cọc, cơi nới nhà và công trình phụ lấn ra lòng mương khiến dòng chảy vốn đã hẹp càng bị thắt lại.

Ở một số đoạn, ngõ đi chung của người dân bên bờ mương rất chật, lại không có hàng rào che chắn, gây nguy hiểm cho người đi đường, đặc biệt là người già và trẻ nhỏ, nhất là vào sáng sớm và buổi tối.

Bà Nguyễn Thị Loan (66 tuổi, ở ngõ 99 Thụy Khuê) cho biết sống ở đây mấy chục năm, hàng ngày luôn phải ngửi mùi hôi thối từ mương bốc lên.

Nhà bà tuy không nằm sát con mương nhưng chỉ cần trời hơi mưa to là nước từ dưới mương ngập lên tràn hết vào, bao nhiêu rác thải cứ thế mà trôi vào nhà. Nhiều hộ cạnh phải nâng nền nhà và ngõ và nền nhà lên tận 30cm để chống ngập.

“Sống ở giữa Thủ đô mà cứ như sống ở vùng ngập lụt”, bà bức xúc cho biết.

{keywords}
Đoạn ô nhiễm nhất phải kể đến khúc từ dốc La Pho đến cống Tam Đa (canh chợ Tam Đa). Do chảy qua khu dân cư đông đúc nên rác liên tục được thải xuống lòng mương.

Theo tìm hiểu của phóng viên, nguyên nhân khiến con mương bị ô nhiễm là do sự thiếu ý thức của người dân. Khu vực này tập trung một số hộ chế biến thực phẩm, làm bánh cùng với nhiều hộ dân không có bể phốt, mọi chất thải chưa được xử lý đều được xả trực tiếp xuống lòng mương.

Ngoài ra, rác thải cũng bị ném xuống vô tội vạ gây ra nguyên nhân tắc cống khiến nước bị dồn ứ, dâng lên mỗi khi có mưa to. 

Bên cạnh đó, tình trạng nhiều hộ dân "xẻ thịt", đổ bê tông chiếm dụng diện tích bề mặt của dòng mương để kinh doanh cũng ảnh hưởng lớn đến việc quản lý.

Do thiếu phòng học nên Trường Tiểu học Chu Văn An đã mượn 1 tầng của nhà văn hóa Thụy Khuê cho các em học. Nhưng ngay trước cửa nhà văn hóa chính là con mương ô nhiễm nên các em luôn phải học tập trong tình trạng ô nhiễm, hôi thối nồng nặc.

Dự án “Cải thiện môi trường xung quanh mương thoát nước Thụy Khuê” được khởi công từ cuối năm 2012 nhưng đến thời điểm hiện tại đâu vẫn còn đó. Nguyên nhân được cho là thiếu vốn và cơ sở hạ tầng.

{keywords}
Khi có đợt mưa to, nước bẩn dâng lên tràn cả vào nhà. Nhà văn hoá của phường cũng phải kê đồ đạc lên cao phòng những hôm nước dâng.

{keywords}

{keywords}
Nấu ăn ngay bên bờ mương.

{keywords}
 Bất chấp ô nhiễm ngày càng trầm trọng, nhiều hộ dân vẫn ngày ngày xả chất thải trực tiếp ra con mương.

{keywords}
 Hơn 1 tháng nay, ngày nào công nhân thuộc công ty thoát nước cũng phải đến khơi thông dòng kênh.

{keywords}
Biển “xin đừng vứt rác” dường như không có mấy tác dụng.

{keywords}
Biện pháp căng bạt để che tầm nhìn khỏi con mương ô nhiễm được tận dụng triệt để nhưng những hộ dân vẫn bó tay với mùi hôi thối. Họ đành đóng cửa cả ngày.

Trần Thường