XEM CLIP:

Cách TP Hạ Long, Quảng Ninh 130km về phía Đông Bắc, huyện miền núi Bình Liêu được ví như xứ sở cột mốc biên giới.

Quả thực, với 48km đường biên giới với Trung Quốc, Bình Liêu có những cột mốc 1300, 1302, 1305 và 1327 đánh dấu chủ quyền lãnh thổ Việt Nam được đặt ở những nơi có vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ, núi rừng hùng vĩ.

{keywords}
 
{keywords}
Để lên được tới đỉnh núi, mọi người phải vượt qua 2.000 bậc thang, có nơi dốc đứng

Được mệnh danh là cột mốc cao nhất Quảng Ninh, cột mốc 1305 (xã Hoành Mô) được coi địa điểm là thử thách ý chí, sức bền và cảm xúc đối với những ai tới đây.

Mất khoảng gần 1 tiếng từ trung tâm thị trấn Bình Liêu bằng xe máy men theo cung đường tuần tra biên giới uốn lượn thì sẽ đến được chân dốc lên cột mốc.

Để leo từ chân dốc lên tới đỉnh, du khách phải vượt qua 2.000 bậc thang, có chỗ dốc đứng. Con đường này sẽ làm mọi người chồn chân mỏi gối nhưng đổi lại sẽ được phóng tầm mắt về núi non trùng điệp từ nơi được ví là 'sống lưng khủng long'.

Trước đây, khi chưa xây đường bê tông, để lên được cột mốc chỉ có con đường đất rộng chừng 50cm, hai bên cỏ mọc um tùm, nhiều người đi được nửa đường đành phải bỏ cuộc vì trơn trượt nguy hiểm.

{keywords}
Nhiều người chọn mỏm đá chênh vênh để chụp được những bức ảnh 'độc'

Sau khi được Bộ Quốc phòng đầu tư xây dựng và hoàn thành năm 2018, đến nay từ chân lên đến đỉnh núi đã có đường thuận tiện rộng hơn 1m, hai bên có lan can dây xích bảo vệ và trở thành điểm thu hút khách du lịch.

"Đoàn chúng tôi từ Hà Nội xuống, vì muốn trải nghiệm những vùng đất hoang sơ nên đã chọn Bình Liêu, lúc đi được nửa đường cũng mệt và có ý định đi xuống nhưng càng đi phong cảnh càng đẹp nên quyết tâm chinh phục bằng được cột mốc 1305", chị Hoàng Diệu Anh (28 tuổi, Hà Nội) bày tỏ.

Tới được cột mốc 1305, mọi người quên đi mệt nhọc để thụ hưởng không khí mát mẻ và xếp hàng chụp ảnh kỷ niệm vì đã tự mình đặt chân đến cột mốc chủ quyền biên giới Việt Nam.

{keywords}
 
{keywords}
Đường đi với hai bên là sườn núi nên được ví như 'sống lưng khủng long'
{keywords}
 
{keywords}
Chụp ảnh kỷ niệm nơi biên cương Tổ quốc
{keywords}
Du khách tìm tới đây đông nhất vào cuối tuần
{keywords}
Từ trên nhìn xuống, con đường tuần tra biên giới như những dải lụa uốn lượn qua rừng thông

Phạm Công

'Bông hồng thép' và cuộc hồi sinh nơi ngã ba biên giới

'Bông hồng thép' và cuộc hồi sinh nơi ngã ba biên giới

 Huyện Mường Nhé, Điện Biên có vị trí đặc biệt khi giáp ranh với 2 nước Lào và Trung Quốc. Nhiều năm qua, với nỗ lực của các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân, Mường Nhé từng bước ổn định, phát triển.