- Hơn 20 năm nay, bà Nguyễn Thị Vân (88 tuổi, Ba Đình, Hà Nội) cặm cụi làm công việc vá xe trên vỉa hè phố Đê La Thành. Người dân xung quanh quen gọi bà là “cụ vá săm”.


XEM CLIP: 

Quê gốc Hà Nam, lên Hà Nội sinh sống từ nhỏ, bà Vân lấy chồng là thợ sửa xe. Ông bà có với nhau 4 người con (2 trai, 2 gái). “Vợ chồng tôi sửa xe từ những năm 1990 đến nay. Chồng làm chính tôi phụ cùng, đến nay cũng học được nghề này từ chồng” bà Vân tâm sự.

Năm 2011, chồng bà qua đời, không muốn mất đi cái nghề, tuổi già ngồi nhiều cũng sinh bệnh, thấy các con vất vả kiếm tiền nuôi con cái ăn học, bà không muốn mình trở thành gánh nặng nên hàng ngày vẫn lặng lẽ ngồi vỉa hè bán thẻ điện thoại và vá săm xe. 

Hiện tại, bà chỉ đi làm để nuôi bản thân và cho khỏe khoắn, yêu đời.

{keywords}
Gian hàng sửa xe của bà Vân nằm trên phố Đê La Thành

Dường như tuổi tác không làm ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bà. Đã gần 90 tuổi nhưng bà vẫn sáng mắt, thính tai, giọng nói rõ ràng, tuy bước chân có hơi chậm chạp nhưng dáng người vẫn thẳng.

Khi được hỏi về bí quyết có được sức khỏe, minh mẫn đến tuổi này, bà Vân tự hào khoe: “Làm gì thì làm sáng nào tôi cũng phải đi bộ vài lượt từ nhà đến siêu thị, về dọn hàng là tôi thấy khỏe cả ngày”.

Lớn tuổi rồi, sức khỏe không còn như trước nên bà chủ yếu vá xe và bơm hơi chứ không sửa máy móc.

{keywords}
Chiếc làn đỏ đựng đồ nghề đơn giản đã theo bà hàng chục năm

Sửa xe nhanh hơn thanh niên

Đồ nghề của bà rất đơn giản, chỉ có 2 chiếc bơm cũ, vài cái săm mới, đôi ba cái khăn dính dầu và dụng cụ vá săm. Tất cả được để gọn gàng trong chiếc làn cũ màu đỏ. 

Mỗi lần vá 20.000 đồng, bơm xe máy 3.000 đồng, xe đạp 2.000 đồng. "Nhiều lúc khách đi về muộn không đủ tiền để thay, tôi đành phải cho họ nợ dù có nhiều khách nợ đã không quay lại trả", bà Vân kể.

{keywords}
Bơm xe, vá xăm bà có thể làm thoăn thoắt

Ngày mưa cũng như nắng, ngày nóng đổ lửa cũng như mưa rét tê tái, bà đều ngồi ở góc này từ 5h sáng đến tận chiều tối. Hôm nào có khách, bà sẵn sàng làm khuya thêm vài ba tiếng nữa. “Ngày mưa bão thì tôi lại ra bán áo mưa, mùng 1 Tết sau khi hương khói xong tôi ra mở hàng. Hôm đó, hàng xe nào cũng nghỉ nên tôi phải ra tranh thủ”.

“Nhớ đợt lạnh năm ngoái xuống tới 10 độ C tôi vẫn ngồi, rét hơn nữa thì chịu. Tôi được cái không tê chân, cũng chẳng đau lưng, có thể ngồi hai ngày liền không mệt”. 

Bà kể, có lần khách thấy bà già cả, sợ tay chân yếu ớt liền tranh việc tháo lốp, săm ra khỏi vành xe. Nào ngờ, họ loay hoay nửa tiếng đồng hồ vẫn không làm được, trong khi bà chỉ mất dăm phút là cái nào ra cái đó.

{keywords}

Bà bảo: “Làm nghề mấy chục năm rồi, nó thành tinh thông, giờ tôi chỉ có chịu thua mấy loại xe tay ga, xe côn nặng, phức tạp quá là tôi không sửa được thôi”.

Cho đến bây giờ bà vẫn chưa có ý định bỏ nghề. Bà tâm sự: "Nghề này theo tôi cùng ông nhà mấy chục năm, không làm thì tôi thấy nhớ, chân tay khó chịu lắm. Còn sức khỏe là còn vá săm, đến khi nào ốm liệt giường tôi mới nghỉ".

Gặp cha đẻ tiên dược một thời

Gặp cha đẻ tiên dược một thời

Tiêu chảy, kiết lỵ nhiều người vẫn nghĩ là bệnh thường gặp, dễ chữa, nhưng nửa thế kỷ trước, căn bệnh này là đại dịch.

Người đàn ông bán bánh bao lãng tử nhất Hà Thành

Người đàn ông bán bánh bao lãng tử nhất Hà Thành

Đam mê đàn hát, người đàn ông bánh bánh bao 66 tuổi nổi tiếng trong khu phố cạnh bến xe tấp nập bậc nhất Hà Nội.

Trần Thường