XEM VIDEO:

Sáng nay, tại Vườn hoa Lý Thái Tổ, UBND TP Hà Nội tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm Hà Nội được UNESCO trao tặng danh hiệu “Thành phố vì hòa bình” (16/7/1999 - 16/7/2019).

8h sáng, ngay sau lễ kỷ niệm, màn trống hội được gióng lên rộn ràng mở màn cho lễ diễu hành quanh Hồ Gươm của khoảng 1 vạn người.

Các khối quốc tế, dân gian, làng nghề, tôn giáo, người cao tuổi, thể thao nghệ thuật, công nông trí thức, tuổi trẻ thủ đô, quần chúng quận Hoàn Kiếm, nghệ thuật đương đại lần lượt diễu hành, biểu diễn các màn nghệ thuật đặc trưng.

{keywords}
Những nét văn hoá truyền thống được tái hiện trên sân khấu đường phố

Đoàn diễu hành bắt đầu đi từ khu vực quảng trường sân khấu tượng đài Lý Thái Tổ, đền Bà Kiệu, Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, trước cửa Lục thủy, ngã tư Bà Triệu - Hàng Khay, ngã tư Hàng Bài - Tràng Tiền.

Múa rồng, lân, cờ Tổ quốc, xiếc, rối,… bên cạnh là diễu hành áo dài, xích lô và một số các điệu múa dân gian đặc sắc như: Con đĩ đánh bồng, múa Bài bông, múa Xênh tiền,… cùng rất nhiều những hoạt động khác tạo nên một không khí náo nhiệt và mang đậm văn hoá truyền thống.

{keywords}
Các diễn viên trình diễn những động tác, các trò, điệu múa dân gian
{keywords}
Hàng trăm người cao tuổi tham gia biểu diễn tại quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục
{keywords}
 
{keywords}
Những thiếu nữ Hà Thành bên những chiếc xe đạp chở hoa gợi lại nét Hà Nội của vài chục năm trước
{keywords}
Các nét văn hoá đặc sắc của vùng đồng bằng Bắc Bộ được phô diễn
{keywords}
Những chàng trai giả gái trong điệu múa "con đĩ đánh bồng" gây tò mò cho du khách tham quan lễ hội
{keywords}
Trong bộ quần áo mớ ba mớ bẩy, hoá trang má phấn môi son, mắt lá răm, khăn mỏ quạ, các “cô gái” vừa nhún nhảy vừa vỗ trống Bồng đeo trước bụng một cách nhí nhảnh, ngộ nghĩnh
{keywords}
Một lễ ăn hỏi của người Hà Nội cách đây hơn nửa thế kỷ được tái hiện
{keywords}
Diễu hành tái hiện đám rước dâu xưa với xích lô và áo dài truyền thống, được thể hiện bởi các nghệ sỹ nổi tiếng và quen thuộc với công chúng
{keywords}
Với sự tham gia của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng NSƯT Minh Vượng, NSND Minh Hòa, NSND Lan Hương, NSND Tự Long, NSƯT Trung Anh...
{keywords}
Các nghệ nhân, đội văn nghệ của các làng nghề truyền thống nổi tiếng trình diễn múa nón (làng Chuông, huyện Thanh Oai), múa lụa (Vạn Phúc, Hà Đông), múa hoa (làng hoa Mê Linh)
{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
Tất cả tạo nên bức tranh đầy màu sắc, qua đó thể hiện: Hà Nội là nơi hội tụ văn hóa, điểm đến của sự hợp tác, hữu nghị, hòa bình và trở thành một trung tâm kết nối các giá trị toàn cầu
{keywords}
Lễ hội là hoạt động văn hóa đa sắc màu có tính nghệ thuật cao, phản ánh văn hóa truyền thống đặc trưng của từng địa phương trong tổng thể một Hà Nội ngàn năm văn hiến

 

Ngày 16/7/1999, Hà Nội là thủ đô duy nhất của khu vực châu Á- Thái Bình Dương vinh dự được tổ chức UNESCO thế giới trao tặng danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”, do đã đáp ứng được các tiêu chí: Sự bình đẳng trong cộng đồng; xây dựng đô thị; giữ gìn môi trường sống; thúc đẩy phát triển văn hóa-giáo dục; chăm lo giáo dục công dân và thế hệ trẻ. Đây là sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế về những thành tựu nổi bật của thủ đô Hà Nội trong tiến trình đổi mới, cũng như khát vọng hòa bình của nhân dân Việt Nam.

Vũ điệu gợi cảm châu Mỹ 'đốt cháy' hồ Gươm ngày 40 độ

Vũ điệu gợi cảm châu Mỹ 'đốt cháy' hồ Gươm ngày 40 độ

Carnival đường phố Hà Nội hôm nay thu hút hàng nghìn người dân và du khách ở phố đi bộ hồ Gươm, với những màn trình diễn nghệ thuật bốc lửa.

Trần Thường - Đình Hiếu