- Đường sắt VN không có sự đổi khác nhiều so với khi mới hình thành cách đây 100 năm.

Ông Vũ Quang Khôi, Cục trưởng Cục Đường sắt VN cho biết dù đã ra đời cách đây 100 năm nhưng đường sắt VN hiện vẫn chưa có đường đôi, chủ yếu là đường đơn khổ 1.000mm (chiếm hơn 85%), năng lực chuyên chở thấp, chưa có tuyến nào vượt 25 đôi tàu/ngày đêm.

Mức này quá lạc hậu so với sự phát triển của ngành đường sắt thế giới. Hiện nay, các nước tiên tiến có thể đạt tới 40-45 đôi tàu/ngày đêm ở đường đơn và đường đôi là 200-240 đôi tàu/ngày đêm.

{keywords}

Sau 1 thế kỷ đường sắt VN không có thay đổi nhiều.

Bộ GTVT cho biết để nâng cấp hệ thống đường sắt Bắc - Nam trước mắt cần tập trung cải tạo khu vực đèo Hải Vân, đèo Khe Nét, khu vực Hòa Duyệt - Thanh. Sau đó nâng cấp các cầu, hầm yếu, các ga có nhu cầu vận tải lớn; xóa bỏ các đường ngang dân sinh, xây dựng hệ thống đường ngang có phòng vệ...

Để làm được những điều trên, ngành đường sắt sẽ xã hội hóa kinh doanh. Đối với hệ thống hạ tầng xây dựng mới, sẽ thu hút đầu tư một phần hoặc toàn bộ dự án theo hình thức hợp tác PPP, BOT...

Được biết hiện đang có nhiều doanh nghiệp Nhật Bản rất quan tâm và mong muốn được thực hiện dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.

Nâng cấp kết hợp xây đường sắt tốc độ cao

Đến năm 2020, tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam sẽ xây dựng đường đôi khổ 1.435mm. Sau năm 2020, ngành đường sắt triển khai xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao, đường đôi khổ 1.435mm, đáp ứng khai thác tốc độ cao tốc 350km/giờ trong tương lai.

Hiện nay ở phía Bắc ngoài 3 tuyến từ Hà Nội đi Lào Cai, Đồng Đăng và Hải Phòng khai thác có hiệu quả thì các tuyến còn lại đều kém. 2 khu vực chiến lược khá quan trọng là ĐBSCL và Tây Nguyên lại chưa có đường sắt. Ngoài ra, hệ thống đường sắt nối xuống khu vực cảng biển lớn cũng không có.

Vũ Điệp