- Biên chế mỗi năm lại phình ra do rất nhiều nguyên nhân từ chỗ bộ máy hành chính quan liêu, kém hiệu quả, năng lực đội ngũ công chức và viên chức hạn chế... 

Việc quán triệt, triển khai các nghị quyết của Hội nghị TƯ 6, khóa 12 diễn ra ở nhiều tổ chức và đơn vị với trọng tâm là tinh giản bộ máy, giảm bớt các đầu mối quản lý để đi đến giảm biên chế trong bộ máy từ TƯ đến cấp địa phương.

Trong nhiều năm, biên chế mỗi năm lại phình ra do rất nhiều nguyên nhân từ chỗ bộ máy hành chính quan liêu, kém hiệu quả, năng lực đội ngũ công chức và viên chức hạn chế, đồng lương thấp, phân cấp không đồng bộ với điều kiện thực hiện về mặt luật pháp, tài chính công và đặc biệt số các cơ quan hay đầu mối đã tăng lên nhanh chóng.

Việc đổi mới công tác tổ chức cán bộ liên quan đến đổi mới bộ máy và công tác cán bộ chắc chắn sẽ vấp phải những thách thức không hề nhỏ do tâm lý, thói quen, lợi ích và văn hóa của con người trong bộ máy.

Quá trình đổi mới công tác tổ chức cán bộ, sẽ có người chịu thua thiệt và có người có cơ hội phát triển. Những người có năng lực hạn chế, sống trong cơ quan kiểu "tầm gửi' sáng cắp ô đi tối cắp ô về, không chịu học hành tu dưỡng chắc chắn sẽ bị loại ra khỏi tiến trình đổi mới và họ sẽ là người chống phá và cản trở nhiều nhất quá trình đổi mới.

{keywords}
Ảnh minh hoạ: Dân trí

Một khi phải tinh giản bộ máy chắc chắn sẽ dư dôi nhân lực và tâm lý thói quen đeo bám quyền lực, sự luyến tiếc thời "vàng son" trong bộ máy quan liêu của một số công chức còn dai dẳng và khó có thể đoạn tuyệt một sớm một chiều.

Những người vốn là người thân hoặc con ông cháu cha của các quan chức có ảnh hưởng, nhưng năng lực hạn chế chắc gì đã chịu hy sinh lợi ích của mình và sẽ cố giữ lấy cái vị trí công chức cũng sẽ là rào cản của tiến trình tinh giản.

Bên cạnh đó, những cán bộ đã ngoài 40 hoặc luống tuổi hơn với năng lực hạn chế giờ đây khi sắp xếp công việc hoặc cho đi học thêm nghiệp vụ cũng khó khăn và lo sợ bị đẩy ra bên ngoài biên chế, đương nhiên sẽ có sự chống lại và có lẽ rất khó khăn để chấp nhận sự hy sinh. Vì thế, quá trình này rất cần thiết vừa tuyên truyền vừa xây dựng các tiêu chuẩn khoa học, khách quan đánh giá năng lực đội ngũ hiện tại làm cơ sở để bồi dưỡng, đào tạo, sắp xếp công việc hoặc cho thôi việc hay nghỉ chế độ sớm.

Kiểm toán Nhà nước cho hay, năm 2017, qua rà soát KTNN phát hiện cả nước thừa 57.175 nhân viên.


Việc bỏ bớt các cơ quan đầu mối kiểu trung gian và sắp xếp hoặc hợp nhất một vài tổ chức còn một trở ngại nữa là sự xung đột của niềm tin, giá trị, chuẩn mực, thói quen của công chức từ tổ chức cũ mang theo vào tổ chức mới. Sự ganh ghét đố kỵ, tâm lý cục bộ có thể xảy ra giữa các cá nhân hoặc giữa các nhóm khác nhau rất có thể dẫn đến sự mất ổn định của tổ chức mới và là nguồn gốc mất đoàn kết nội bộ.

Vì thế, rất cần các nhà xây dựng chính sách cần lường hết những khó khăn, có nguyên tắc mang tính chiến lược trước khi sáp nhập hay giải thể một tổ chức nào, phòng ngừa hết những thách thức và rủi ro để đảm bảo công việc không bị ách tắc, hiệu quả được cải thiện.

Việc giải tán hay sáp nhập một hay một vài tổ chức vào làm một về mặt "cơ học" rất đơn giản sau một quyết định hành chính, nhưng vấn đề liên quan đến mỗi con người về phương diện lòng tin, lợi ích và văn hóa còn dai dẳng. Nếu không có sự lãnh đạo kiên quyết, cứng rắn, dân chủ và rõ ràng thì quá trình này có thể gặp phải khó khăn, thách thức không hề nhỏ.

Người xưa thường nói "dỡ miếu thì dễ tống thần thì khó" và vì thế cần tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp mới mang lại thành công như mong muốn.

Công tư rạch ròi và tiết kiệm: 4 đời sếp Tây vẫn 1 bộ bàn ghế

Công tư rạch ròi và tiết kiệm: 4 đời sếp Tây vẫn 1 bộ bàn ghế

Vợ tôi làm việc cho một tổ chức nước ngoài tại Hà Nội kể là hơn chục năm qua, 4 đời viện trưởng nhưng vẫn dùng 1 bộ bàn ghế.

Tinh gọn bộ máy sẽ ra tiền, ra gạo

Tinh gọn bộ máy sẽ ra tiền, ra gạo

Thực hiện tốt nghị quyết 18 TƯ 6, bộ máy tinh gọn không những nâng cao chất lượng hoạt động mà còn ra tiền, ra gạo.

Cải cách bộ máy: Mấy chục năm vẫn loay hoay

Cải cách bộ máy: Mấy chục năm vẫn loay hoay

Mấy chục năm qua, chúng ta vẫn loay hoay với sắp xếp tổ chức bộ máy, nhập bộ này, tách bộ kia, bao nhiêu bộ là vừa.

Quảng Ninh dò đá qua sông, chấp nhận vấp để tinh gọn bộ máy

Quảng Ninh dò đá qua sông, chấp nhận vấp để tinh gọn bộ máy

Đi trước như người dò đá qua sông, có thể bị vấp ngã, hy sinh vẫn phải làm, Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh Đỗ Thị Hoàng chia sẻ.

Tinh gọn bộ máy: Lấy đá ghè chân mình cũng phải làm

Tinh gọn bộ máy: Lấy đá ghè chân mình cũng phải làm

Tinh giản biên chế, thu gọn bộ máy lâu nay được xem là khó và nhạy cảm, bởi không ai lấy đá ghè chân mình.

Bộ máy quá nhiều sếp, không ngân sách nào nuôi nổi

Bộ máy quá nhiều sếp, không ngân sách nào nuôi nổi

Nếu bộ máy cứ phình ra, lại có quá nhiều người làm lãnh đạo, quản lý nhưng không hiệu quả thì đó là lãng phí, không ngân sách nào nuôi nổi.

Lãnh đạo đông hơn nhân viên: Ai sai, ai đúng?

Lãnh đạo đông hơn nhân viên: Ai sai, ai đúng?

Không tỉnh nào “dại” đến mức lập thêm vụ này, phòng kia. Nhưng bổ nhiệm thêm phó phòng mà vẫn trong khuôn khổ thì tội gì không làm.

TS. Hoàng Ngọc Vinh