- Hòn trống mái nằm trên núi Trường Lệ (TX Sầm Sơn, Thanh Hóa) đang dần bị xê dịch, có nguy cơ đổ sụp bất cứ lúc nào.

Sáng 12/2, theo ghi nhận của phóng viên VietNamNet, hai hòn trống mái đã dịch chuyển cách xa nhau gần 1 mét.

Hai hòn trống mái vốn là một điểm thiên tạo. Hòn trống nằm ở phía Đông, hòn mái ở phía Tây. Hai hòn này có khoảng cách rất gần với nhau. Mỗi lần người dân hay du khách muốn đi ngang qua hòn trống mái này đều phải lách người.

{keywords}

Hòn trống mái nằm chênh vênh

Tuy nhiên, thời gian gần đây do mưa bão trong nhiều năm qua cộng với sự tác động của du khách nên hòn mái đã bị xê dịch và có nguy cơ đổ sụp bất cứ lúc nào.

Có mặt tại hòn trống mái, anh Văn Đình Cam, nhân viên bảo vệ rừng thuộc Cty CP Môi trường đô thị và dịch vụ du lịch thị xã Sầm Sơn đã dẫn chứng cho chúng tôi bằng việc dùng tay níu vào tảng đá (hòn mái) thì hòn đá lắc lư, rung chuyển nhẹ.

{keywords}

Hòn mái có nguy cơ sụp đổ

Ông Trịnh Huy Triều, Chủ tịch UBND thị xã Sầm Sơn cho biết, đúng là thực tế thời gian vừa qua hai hòn trống mái đã bị dịch chuyển, khoảng cách của hai hòn này đã dần dịch xa nhau.

Trước sự việc trên, chính quyền địa phương đã phải khuyến cáo du khách không nên đến quá gần hòn trống mái nhằm tránh nguy hiểm xảy ra. Bên cạnh đó, UBND thị xã Sầm Sơn đã có văn bản báo cáo về UBND tỉnh.

"UBND tỉnh có chỉ đạo giao cho Sở Xây dựng phối hợp cùng Sở VHTTDL tiến hành khảo sát cụ thể để có cơ sở khoa học trước khi đưa ra biện pháp xử lý”, ông Triều cho biết.

{keywords}

Dùng tay cũng có thể làm lắc lư khối đá

{keywords}

Hai hòn trống mái đã bị xê dịch gần 1 mét

Tích của hai hòn trống mái được tương truyền như sau: Một năm nọ, nước biển dâng cao nhấn cả vùng đất ven biển này vào tàn lụi, chết chóc. Có hai vợ chồng nhà nghèo đã may mắn sống sót nhờ bám vào ngọn cây gạo cao.

Khi nước biển đã rút họ chẳng còn gì để ăn, bỗng thấy con chim diều hâu lượn lờ trên núi. Người chồng gắng gượng leo lên mong tìm thấy được gì ăn cầm cự. Ngóng mãi không thấy chồng về, linh cảm như có chuyện chẳng lành, người vợ lần theo bước chân chồng đi tìm và khi lên tới đỉnh núi thì thấy người chồng đã chết.

Sự gắn bó thủy chung, đoàn kết đã cảm động đến thần tiên, họ đã được hóa phép thành đôi chim để được quấn quýt bên nhau, suốt ngày ca hát.

Đến kỳ hạn, đôi vợ chồng chim phải theo tiên về trời, vợ chồng chim đã xin thần tiên được ở lại trần gian và cuối cùng đôi vợ chồng chim này đã hóa thành đá, là hai hòn trống mái.

Lê Anh