Trước khi xảy ra vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ máy bay Nga ở khu vực biên giới Syria, hợp tác quân sự hai nước đã có những bước đi đáng kể.

Trong vòng 25 năm qua, hai nước đã có nhiều thỏa thuận hợp tác quân sự lớn.

Thời Yeltsin: Hợp tác quân sự giữa hai nước bắt đầu từ năm 1992, khi Tổng thống Nga lúc đó là Boris Yeltsin, và người đứng đầu chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ Süleyman Demirel, nhất trí thỏa thuận cung cấp vũ khí và khí tài quân sự Nga cho Thổ trị giá 300 triệu USD.

Thỏa thuận song phương: Tháng 4/1994, hai nước đã ký một thỏa thuận liên chính phủ về hợp tác kỹ thuật quân sự và công nghiệp quốc phòng.

{keywords}
Xe bọc thép chở quân BTR-60PB

Vũ khí trị giá 190 triệu USD: Trong thập niên 90, Thổ Nhĩ Kỳ đã mua của Nga 23 xe bọc thép chở quân BTR-60PB và 173 xe BTR-80, 19 trực thăng Mi-17, 4 tàu phụ trợ, các loại súng máy, súng bắn tỉa và đạn dược trong thỏa thuận trị giá 190 triệu USD, trong đó 100 triệu USD theo cách Nga hoàn nợ cho Thổ Nhĩ Kỳ.

{keywords}
Trực thăng tấn công Ka-50-2 Erdogan 

Đơn hàng trực thăng: Trong một cuộc đấu thầu cho giai đoạn 1997 - 2004, Nga đề xuất cung cấp trực thăng tấn công Ka-50-2 Erdogan và cả trực thăng trinh sát. Cuộc bỏ thầu kết thúc mà không có lời tuyên bố nào.

Trong một lần đấu thầu mới, Ủy ban điều hành công nghiệp quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ đã chọn lựa trực thăng А 129 Mangusta của hãng Augusta Westland. Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay có trực thăng T-129 ATAK là phiên bản nâng cấp từ loại trực thăng này.

Tên lửa chống tăng: Từ giữa 2008 - 2010, Rosoboronexport cung cấp cho Thổ Nhĩ Kỳ 80 hệ thống tên lửa chống tăng Kornet-E với 800 quả tên lửa. Kế hoạch là sau đó cung cấp hệ thống Kornet-EM nâng cấp tuy nhiên không thành công vì công ty Thổ Nhĩ Kỳ Roketsan đã đưa ra hệ thống tên lửa chống tăng nội địa tầm trung và tầm xa.

{keywords}
Hệ thống tên lửa chống tăng Kornet-E

Phòng không: Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã cùng thiết kế và sản xuất một hệ thống phòng không tầm gần kết hợp giữa bệ phóng do công ty Thổ Nhĩ Kỳ Aselsan và hệ thống tên lửa đất đối không Igla của Nga. Hệ thống phòng không mới này gọi là PMADS-IGLA. Cho tới nay, mọi cuộc thử nghiệm đã hoàn tất.

Bảo dưỡng khí tài: Cho tới gần đây, việc bảo dưỡng mọi khí tài quân sự sau khi chuyển giao đều do các công ty Nga thực hiện.

Đề xuất phòng không: Tại triển lãm IDEF-2013 ở Istanbul, tập đoàn Rosoboronexport đề xuất với Thổ Nhĩ Kỳ phát triển dự án chung về hệ thống phòng không dựa trên Antey-2500 (một biến thể hiện đại của hệ thống phòng không S-300).

{keywords}
Tàu đổ bộ đệm khí Zubr

Tích hợp vũ khí: Tại triển lãm IDEF-2015, Nga chào hàng hơn 200 loại sản phẩm quân sự với Thổ Nhĩ Kỳ. Cố vấn của hãng Rosoboronexport khi đó - Anatoly Aksyonov - cho biết: "Lĩnh vực hợp tác chính trong những năm tiếp theo sẽ là tích hợp các hệ thống vũ khí và của Nga cho xe cộ, tàu chiến Thổ Nhĩ Kỳ".

Theo một số nguồn tin, Ankara cũng rất quan tâm tới các tàu đổ bộ đệm khí Zubr và Murena-E.

Thái An (Theo Rbth)