- 27 phát biểu mà ĐBQH chuẩn bị công phu trong phiên thảo luận sáng nay đa phần “đồng tình, nhất trí cao” với báo cáo của Chính phủ và đánh giá lạc quan về kinh tế xã hội.

>> 'Không dân nào đóng thuế nuôi nổi bộ máy này' >> Lương, tiền, bộ máy...vòng luẩn quẩn gỡ được không? >> Không thể tiếp tục thu chi ngân sách như hiện tại 

Chuyển biến tích cực

Nhiều ĐB đứng lên bày tỏ “đồng tình, đánh giá và nhất trí cao với báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế xã hội năm 2014, nhiệm vụ năm 2015”, với đánh giá “kinh tế xã hội có chuyển biến tích cực, toàn diện, đồng bộ trên các mặt, dự trữ ngoại tệ tăng cao, đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện, chính trị ổn định, vị thế đất nước được nâng cao…”.

Đáng chú ý là phần phát biểu của ĐB Bùi Đức Thụ (Lai Châu). Không như các ĐB khác phải cầm giấy để đọc, ĐB Bùi Đức Thụ “nói tay bo” nhưng thuộc làu các số liệu, hành văn cũng không vấp váp đoạn nào.

XEM CLIP:

Ông Thụ nêu một loạt các con số để đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ kinh tế xã hội có nhiều điểm đáng khích lệ như tăng trưởng kinh tế ở mức khá, cả năm dự báo đạt 5,8% GPD. Lạm phát kiềm chế ở mức thấp, xuất khẩu tăng khá và đây là năm thứ 3 liên tiếp đạt xuất siêu với số lượng lớn cùng thặng dư cán cân vãng lai.

“Nhờ vậy tiềm lực tài chính, dự trữ ngoại hối nhà nước tăng lên đáng kể. 9 tháng đầu năm dự trữ ngoại hối đạt 35 tỷ đô, là mức kỉ lục từ trước đến nay. Tôi cho rằng từ giờ tới cuối năm, cứ tình hình này thì dự trữ ngoại hối tăng thêm nữa” - ông Thụ nói.

Là tiến sĩ kinh tế, ông Thụ cũng lạc quan về tình hình thu ngân sách khi vượt mức khá 10,3%, tương ứng 63.700 tỷ, tạo điều kiện vật chất để xử lý các vấn đề đột xuất phát sinh. Từ đó, ông đánh giá cao sự điều hành quyết liệt của Chính phủ, sự tháo gỡ khó khăn kịp thời với sản xuất kinh doanh, đặc biệt là đánh giá cao sự điều hành, quản lý hiệu của các bộ như GTVT, Tài chính, Kế hoạch Đầu tư, Xây dựng, Ngân hàng Nhà nước…

Nhưng, ông Thụ cũng cho rằng nền kinh tế đang đối mặt nhiều khó khăn thách thức, thách thức lớn nhất là chất lượng nền kinh tế thấp. Đây là vấn đề cần tập trung giải quyết trong nhiều năm.

ĐB Lê Hữu Đức (Khánh Hòa) cũng nhất trí cao với báo cáo của Chính phủ và đánh giá kinh tế xã hội chuyển biến tích cực, toàn diện, đồng bộ trên các mặt, dự trữ ngoại tệ tăng cao nhất từ trước đến nay, đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện, chính trị ổn định, vị thế đất nước được nâng cao… 

ĐB Nguyễn Thị Quyết Tâm (TP HCM) đánh giá giữa nội dung báo cáo của Chính phủ với thực tế thì có một số lĩnh vực có khó khăn rất lớn so với báo cáo, báo cáo chưa đề cập đến hoặc không nói rõ nguyên nhân vì sao như vậy. 

{keywords}
ĐB Nguyễn Thị Quyết Tâm (TP HCM)

Bà nêu ví dụ về việc căng thẳng trong cân đối ngân sách dẫn đến không có tiền tăng lương theo lộ trình. Rồi nợ công dư luận quan tâm nhưng báo cáo thì rất đơn giản. Bà đề nghị Chính phủ báo cáo minh bạch nợ công cho QH và nhân dân biết để cùng lo liệu.

Mặt khác, báo cáo về phòng chống tham nhũng cũng mờ nhạt, trong khi đây là vấn đề người dân đang bức xúc. Chưa kể đến việc cải cách hành chính vẫn chưa như kì vọng, thủ tục vẫn rườm rà, cán bộ vẫn nhũng nhiễu dân, biên chế không tinh giản được…

Trả 50-60 triệu đồng cho một báo cáo từ vốn ODA

ĐB Nguyễn Văn Tiên (Tiền Giang), Phó chủ nhiệm UB Các vấn đề XH đề nghị không dùng vốn ODA để chi thường xuyên. Ông Tiên nêu thực trạng các ĐBQH nhận được giấy mời dự hội nghị, hội thảo ở các khách sạn 5 sao, một báo cáo bình thường của dự án trong nước được chi trả khoảng 2,5 triệu đồng/hợp đồng thì trong dự án có vốn ODA được chi trả tới 50-60 triệu đồng dù chất lượng báo cáo không khác nhau.

Ông nhấn mạnh để hạn chế nợ công do ODA thì không vay từ nguồn ODA để chi thường xuyên. Có dự án ODA hàng trăm triệu USD chi cho chi thường xuyên. Các dự án ODA vay này phải có ý kiến của các cơ quan QH trước khi quyết định, mỗi chỗ góp vào một ít khiến nợ công rất lớn.

Cũng về ODA, ĐB Thái Nguyên Lê Thị Nga (Phó chủ nhiệm UB Pháp luật) chỉ ra 2 điểm yếu rất cơ bản trong pháp lý hiện hành là QH - người chịu trách nhiệm cao nhất về nợ công, và người dân - chủ thể phải đóng thuế và trả nợ cuối cùng gần như đứng ngoài quy trình ODA.

{keywords}

ĐB Nguyễn Thị Quyết Tâm (TP HCM) nhận định tình hình tội phạm diễn biến phức tạp làm người dân lo lắng, băn khoăn vì hành vi phạm tội dã man. Hiện nay tội phạm ma túy rất nhiều, người nghiện gia tăng trên cả nước (trên 200.000 người), đưa họ vào trai nghiện bắt buộc rất khó khăn.

ĐB Nguyễn Phi Thường (Hà Nội) cho rằng năng suất lao động kém là “hòn đá tảng” cản trở phát triển và băn khoăn về tình trạng “thủ khoa đi làm thợ mộc; kỹ sư làm xe ôm; cử nhân làm giúp việc”. Ông kiến nghị cần thay đổi từ giáo dục đào tạo, dạy nghề.

Không có nhiều ý kiến gây xôn xao nghị trường như ở các phiên thảo luận hội trường thường thấy. ĐB là Bộ trưởng các Bộ: Tài chính, LĐ-TB-XH, Tài nguyên Môi trường, Thanh tra Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng NN đều ngồi chung một chỗ chăm chú lắng nghe. Chiều nay, Bộ trưởng Tài chính và Tài nguyên Môi trường được chỉ định trả lời một số ý kiến của ĐB.

C.Quyên - M.Thăng - D.Tiến - H.Nhì - Nguồn clip: VTV