- Đầy đủ hệ thống đảng, đoàn thể, cơ quan kiểm tra nhưng các vụ lãng phí lớn đều do người dân, báo chí "tố", hoặc do đấu đá nội bộ mà vỡ lở - Chủ tịch Quốc hội nêu vấn đề lãng phí.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nêu vấn đề khi thảo luận tại phiên họp của UBTVQH sáng 11/7 về dự thảo luật thực hành tiết kiệm,chống lãng phí (sửa đổi).

Ông đặt vấn đề: “nghe thông tin phản ánh rồi tiếp thu, kiểm tra, xử lý ra sao, lượng hóa lãng phí thếnào để quy trách nhiệm?.

Chủ nhiệm UB Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển cho biết dự thảo đã quy rõ hơn trách nhiệm người đứng đầu: giải trình, xử lý và bồi thường vụ việc lãng phí trong đơn vị.

{keywords}
Chủ nhiệm UB Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển: "Khó nhất là xác định mức độ lãng phí". Ảnh: LAD

Ông Hiển thừa nhận khó nhất là xác định mức độ lãng phí. Do đó nên có tiêu chuẩn định mức để nêu được trách nhiệm cá nhân.

Phó Chủ tịch QH NguyễnThị Kim Ngân thì lưu ý việc quy trách nhiệm người đưa ra chính sách không phù hợp gây lãng phí.

Phó ban Nội chính TƯ Nguyễn Doãn Khánh lại "không loại bỏ khả năng có lợi ích nhóm trong ban hành chính sách".

"Bất lợi ở ta là trách nhiệm tập thể, việc cá thể hóa vai trò cá nhân để xử lý rất khó khăn. Do đó phải đề cao trách nhiệm cơ quan tham mưu và có thẩm quyền trong ban hành chính sách và phê duyệt đầu tư", theo ông Khánh đó chính là các bộ, ngành,địa phương.

Bà Trương Thị Mai cho rằng để xã hội giám sát, kiểm tra thì "cứ công khai hết".

"Quỹ BHXH, BHYT, do dân đóng góp, nhà nước quản lý thì phải công khai để dân biết. Vừa rồi côngkhai Quỹ xăng dầu người dân rất ủng hộ. Quỹ Vì người nghèo của MTTQ cũng phải công khai", bà Mai nói.

"Như vậy người quản lý cũng sợ, chứ trước giờ cứ việc mình mình làm. Dân cũng biết để có nhiều dùng nhiều, có ít dùng ít, có sao đâu".

Dự luật này sẽ được Quốc hội cho ý kiến và thông qua tại kỳ họp cuối năm nay.

Đấu thầu “đâu vào đấy”

Cũng trong sáng nay, UBTVQH xem xét luật Đấu thầu sửa đổi. Chủ nhiệm UB các vấn đề xã hội Trương Thị Mai phản ánh tình hình đấu thầu bất cập qua chuyện như giá thuốc sau đấu thầu vẫn cao hơn giá thị trường mà chất lượng không đảm bảo.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng bất cập lớn nhất của luật đấu thầu hiện tại là để xảyra tiêu cực “thông thầu, đút lót, chạy chọt, biết mà không bắt được. Trúng thầu xong thì dây dưa, kéo dài tiến độ để điều chỉnh, đội giá vòn vọt".

{keywords}
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng (ngoài cùng phải): Các Thứ trưởng đều từ tập đoàn lên, biết hết mánh lới rồi, phải đưa vào luật mà giải quyết. 

"Có công trình xây dựng, giao thông nào không đội giá, hàng nghìn tỷ đồng, thành ra đắt nhất khu vực và thế giới, rồi vẫn đâu vào đấy".

Nhưng nhà nước vẫn phải chạy theo, vì họ làm đúng luật. "Thế thì luật đúng hay dở", Chủ tịch Quốc hỏi hỏi. "Cái ruột của đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí là ở đây".

Ông Hùng yêu cầu luật kiên quyết không cho điều chỉnh giá: giá trúng thầu là giá cuối cùng, đã tính toán rủi ro.

"Các thứ trưởng đều từ tập đoàn lên, biết hết các mánh lới rồi, phải đưa vào luật mà giải quyết.Nếu không Quốc hội sẽ không thông qua, dân không hài lòng" – ông phát biểu.

Theo Thứ trưởng Bộ KH-ĐT (đơn vị chủ trì xây dựng luật) Cao Viết Sinh, để thực hiện đấu thầu trọngói thì điều kiện tiên quyết là nền kinh tế ổn định, trong khi tình hình lạm phát,tỉ giá, lãi suất... đang bất lợi cho các nhà thầu.

Chủ tịch Quốc hội không đồng ý: "Lỗ thì họ phải chịu, lời họ được cả chứ ta có lấy đâu. Nếu chậm tiến độ do giải phóng mặt bằng thì ta đền, bồi thường. Nhưng nhất quyết không được đội giá".

Thứ trưởng Sinh e rằng để có luật hoàn chỉnh, giải quyết hết những bức xúc cần nhiều thời gian. ÔngNguyễn Sinh Hùng khẳng định quan điểm chấp nhận cho luật "thua" về thời gian nhưng không được thua về chất lượng.

Chung Hoàng