

Vụ việc xảy ra vào sáng 29/5. 8 bệnh nhân chạy thận chu kỳ liên tiếp tử vong, 10 trường hợp khác được chuyển về BV Bạch Mai cấp cứu. Ngay trong đêm, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trực tiếp lên Hoà Bình để nắm tình hình.
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến chia sẻ: “Tôi rất đau lòng trước sự cố y khoa này”. Bà đánh giá, đây là tai biến y khoa đặc biệt nghiêm trọng, lần đầu xảy ra tại cơ sở chạy thận.

Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hoà Bình đã ra quyết định khởi tố vụ án, bắt tạm giam 3 người, trong đó có BS Hoàng Công Lương. Đến nay vụ việc vẫn đang trong quá trình điều tra.

Sau hơn 1 ngày đánh giá, hội đồng chuyên môn kết luận nguyên nhân có liên quan đến nhiễm khuẩn bệnh viện.
Đây là lần đầu tiên một cơ sở y tế tại VN để xảy ra tình trạng nhiễm khuẩn gây hậu quả hết sức nặng nề như vậy.

Kết luận giám định của Bộ Y tế khẳng định, lô thuốc H-Capita 500mg nói trên chứa 97% hoạt chất capecitabine - là thuốc không rõ nguồn gốc, kém chất lượng, không được sử dụng làm thuốc chữa bệnh cho người.
Vụ việc gây bức xúc trong dư luận khi TAND TP.HCM trong phiên sơ thẩm cuối tháng 8 tuyên cựu Chủ tịch VN Pharma Nguyễn Minh Hùng, Võ Mạnh Cường (Giám đốc công ty TNHH H&C) cùng 12 năm tù về tội "Buôn lậu".


Ngày 26/9, Thanh tra Chính phủ công bố quyết định thanh tra việc cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc và việc trúng thầu cung cấp thuốc của công ty cổ phần VN Pharma giai đoạn 2011-2014.
Ngày 19/10, TAND Cấp cao tại TP.HCM mở phiên phúc thẩm. Sau 1 tuần nghị án, HĐXX đã tuyên huỷ toàn bộ bản án sơ thẩm do TAND TP.HCM tuyên, chuyển toàn bộ hồ sơ cho VKSND cùng cấp điều tra, truy tố, xét xử lại.
Toà cấp cao cho rằng cấp sơ thẩm xét xử các bị cáo về tội "Buôn lậu" và "Làm giả con dấu, tài liệu cơ quan tổ chức" là chưa đầy đủ toàn diện, bỏ lọt hành vi phạm tội.
Sau vụ án, Bộ Y tế cho biết đã sửa đổi, bổ sung các quy định chặt hơn liên quan đến nhập khẩu, đấu thầu thuốc tại luật Dược 2016.


Liên tục trong nhiều tuần, Bộ Y tế phải họp khẩn với Hà Nội tìm cách dập dịch. Tại kỳ họp QH tháng 10, nhiều ĐB chất vấn Bộ trưởng Y tế về dịch sốt xuất huyết. Gần 20 tỉnh đã phải cho Hà Nội mượn “vòi rồng” để phun diệt muỗi.

Trong 10 năm trở lại đây, đỉnh dịch sốt xuất huyết tại Hà Nội cao nhất rơi vào năm 2009 (16.000 ca) và 2015 (hơn 15.000 ca). Những năm trước, cao điểm dịch thường rơi vào tháng 9-10, nhưng năm nay ngay từ tháng 5 đã bắt đầu tăng mạnh.
Các năm trước Hà Nội chỉ ghi nhận hai type virus D1, D2 gây sốt xuất huyết, năm nay xuất hiện thêm cả type D3, D4.

Tháng 4, BS Lê Quang D. 34 tuổi, Phó khoa Hồi sức cấp cứu, BV đa khoa huyện Thạch Thất, Hà Nội bị người nhà bệnh nhi ném cốc thuỷ tinh vào đâu gây bất tỉnh, theo dõi chấn thương sọ não.

“Đến thời điểm này chúng tôi thấy ngành y tế gần như đơn độc trong đấu tranh với nạn bạo hành nhân viên y tế”, Bộ trưởng chia sẻ và yêu cầu xử lý nghiêm các vụ vi phạm.
Ban Thời sự