- Bão số 16 đang mạnh lên, dự báo tâm bão ngay trên vùng biển từ Bà Rịa Vũng Tàu - Cà Mau. Hiện các tỉnh, thành Tây Nam Bộ đang triển khai các phương án phòng chống bão để tránh gây thiệt hại lớn như bão Linda 20 năm trước.

Sáng nay, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau họp nhanh để triển khai các biện pháp ứng phó bão số 16.

{keywords}
Lãnh đạo tỉnh Cà Mau họp chuẩn bị đối phó với bão số 16. Ảnh: Báo Đất Mũi

Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải nhận định, với tốc độ di chuyển nhanh và tình hình thời tiết hiện nay, bão Tembin sẽ đổ bộ vào đất liền của tỉnh là gần như khó tránh khỏi. Đây là cơn bão cực kỳ nguy hiểm với sức gió mạnh cấp 12 và giật cấp 14-15. Được dự báo ở cấp thảm họa nên người dân không được lơ là.

“Chúng ta vẫn còn nhớ rất rõ những thiệt hại của cơn bão số 5 năm 1997 và mới đây nhất là cơn bão số 12 ở miền Trung. Vì thế công việc quan trọng nhất là tuyên truyền đến người dân, không để người dân chủ quan”, người đứng đầu UBND tỉnh Cà Mau nói.

Theo Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Cà Mau, đến thời điểm này, địa phương có 8.114/17.401 nhà đã triển khai chằng chống. Có 87.964 người thuộc diện phải di dời sơ tán.

Đối với tàu đang khai thác trên biển, đến 6h sáng nay, còn 595 phương tiện đang hoạt động trên biển, với 178 tàu đang hoạt động xa bờ. Ngành chức năng đã xuống tận nhà dân để liên lạc với tàu.

Ngành chức năng tỉnh Cà Mau nhận định, qua kiểm tra công tác tuyên truyền, đã triển khai thường xuyên nhưng tâm lý người dân vẫn còn khá chủ quan, nhất là hộ nghèo.

Lãnh đạo các huyện phải chỉ đạo người xuống giúp họ chằng chống nhà cửa, nhưng họ còn không đồng thuận. 

Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải cho biết, sẽ hỗ trợ toàn bộ hộ nghèo trong tỉnh trong việc mua dây chằng chống nhà cửa.

Ngoài ra, những nơi neo đậu tàu thuyền cũng cần được kiểm tra, như bão số 12 vừa qua, tàu vào khu neo đậu mà vẫn chìm, thiệt hại nhiều tài sản và tính mạng.

Ông Nguyễn Tiến Hải chỉ đạo, các đơn vị đã phân công, giao vai trong phòng chống bão phải tiếp tục tuyên truyền quyết liệt đến từng hộ dân, bằng mọi hình thức.

Sau cuộc họp, các đơn vị này sẽ thông báo ngay đến người dân, nhất là vùng ven biển để người già, người bệnh, tài sản quan trọng được di dời ngay đến nơi an toàn.

Đối với học sinh, sẽ nghỉ học từ ngày 25/12 cho đến hết bão. Các bệnh viện, trạm y tế, nhà máy phải kiểm tra an toàn tại cơ sở của mình và cho công nhân nghỉ kể từ ngày 25/12, chỉ giữ lại một bộ phận bảo vệ và lực lượng ứng cứu.

Theo Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau Dương Thanh Bình, từ hôm nay  phải di dời người già và trẻ em cũng như tài sản đến nơi an toàn. Lực lượng công an, bộ đội… phải đảm bảo an ninh tuyêt đối. Quản lý chặt chẽ thị trường, nhất là các hàng hóa thiết yếu; ngành y tế phải đảm bảo thuốc...

{keywords}
Tàu, thuyền được gọi vào bờ để trú bão số 16

Tại Sóc Trăng, ngành chức năng tỉnh cho rằng, trong ứng phó với bão, vấn đề ưu tiên hàng đầu là tính mạng con người.

Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Trần Văn Chuyện yêu cầu Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh; các sở, ban ngành; các huyện, thị xã, thành phố cần theo dõi chặt chẽ, cập nhật diễn biến của bão, thường xuyên tuyên truyền, cung cấp thông tin cho người dân biết để chủ động phòng tránh.

UBND các huyện ven biển có nguy cơ ảnh hưởng của bão cần triển khai ngay các biện pháp bảo đảm an toàn tàu thuyền, phương tiện còn hoạt động trên biển; kêu gọi, hướng dẫn tàu thuyền về nơi tránh trú an toàn.

Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng Phan Văn Sáu đề nghị các xã, phường, thị trấn không nên chủ quan với tình hình bão đang diễn biến khó lường.

Phú Quốc (Kiên Giang), lãnh đạo huyện cho biết, trước tình hình bão số 16, huyện đã cấm tất cả tàu thuyền ra khơi và cho học sinh nghỉ học từ ngày 25/12 đến hết bão.

Ngoài ra, huyện cũng kiểm tra việc neo đậu tàu thuyền, gia cố bè cá, đảm bảo chắc chắn; chằng chống nhà cửa. 

Bạc Liêu, dự kiến tỉnh sẽ di dời 85.831 hộ dân với hơn 365.000 người nếu bão số 16 đổ bộ vào để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản.

Tỉnh ưu tiên sơ tán người dân sống ven biển và nhất khu vực rừng phòng hộ. Dự kiến trước 12h trưa 25/12, công tác di dời sẽ được hoàn thành. Sở GD&ĐT tỉnh cũng cho học sinh nghỉ học từ ngày 25/12, khi nào học sẽ có thông báo sau.

Ông Dương Thành Trung, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu yêu cầu, di dời dân đang sinh sống tại các cửa biển và trong rừng phòng hộ.

Đặc biệt, di dời người già và trẻ em trước; công tác di dời dân phải nhẹ nhàng tránh làm ảnh hưởng đến tâm lý của người dân; bảo đảm an toàn vệ sinh và an toàn thực phẩm cho người dân.

Tiền Giang: Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Hưởng cho biết, đến thời điểm này, công tác triển khai ứng phó với bão đã hoàn tất. Tinh thần của tỉnh, chủ động ứng phó cấp bão trên 10.

Đại tá Nguyễn Hữu Trí, Giám đốc Công an tỉnh Tiền Giang cho biết, Công an tỉnh đã tăng cường lực lượng xuống hỗ trợ cho các huyện, thị xã ven biển để hỗ trợ người dân chằng néo nhà cửa, đắp bao cát, bảo về tài sản, tính mạng của người dân…chủ động ứng phó với bão. 

Tại Bến Tre, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hữu Lập cho biết, tỉnh thực hiện khẩn trương công tác di tán khoảng 20.000 dân ra khỏi vùng ven biển về nơi tránh trú bão an toàn.

{keywords}
Lãnh đạo tỉnh Bến Tre kiểm tra công tác phòng chống bão tại huyện Bình Đại.

Tỉnh Bến Tre chỉ đạo các huyện vận động di dân từ các cồn bãi vào đất liền tránh trú bão; vận động người dân thực hiện chằng chống nhà cửa nhằm đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của người dân.

Ngoài ra, cấm các bến đò không đảm bảo an toàn hoạt trong những ngày dự báo có bão. Đối với các bến đò đảm bảo hoạt động an toàn chỉ cho phép hoạt động vào ban ngày, hạn chế đưa khách vào ban đêm đề phòng bão gây nguy hiểm đến tính mạng người dân.

Tại Trà Vinh, Phó Chủ tịch UBDN tỉnh Kim Ngọc Thái cho biết, toàn bộ học sinh trên địa bàn tỉnh nghỉ học trong ngày 25 và 26/12 để ứng phó với bão Tembin.

Lãnh đạo tỉnh đã khảo sát và kiểm tra thực tế tại các địa phương ven biển, đặc biệt là các tuyến đê xung yếu tại huyện Duyên Hải.

“Đây là cơn bão mạnh với mức độ rủi ro khó lường, nên công tác chủ động ứng phó luôn được đặt lên hàng đầu đề phòng trường hợp xấu nhất”, ông Thái nói.

Bão giật cấp 15, miền Bắc thêm khí lạnh

Bão giật cấp 15, miền Bắc thêm khí lạnh

Bão Tembin đã vào biển Đông trở thành cơn bão số 16, đến tối nay, bão mạnh lên tới cấp 11-12, giật cấp 15.

Tính sơ tán gần 1 triệu dân, ứng phó bão số 16 cấp thảm họa

Tính sơ tán gần 1 triệu dân, ứng phó bão số 16 cấp thảm họa

Lần đần tiên, các tỉnh Nam Bộ phải sơ tán, di dời gần 1 triệu dân để tránh bão số 16 - có thể là cơn bão mạnh nhất đổ bộ vào khu vực này.

Bão số 16 có thể giật cấp 15, đổ bộ Vũng Tàu - Cà Mau

Bão số 16 có thể giật cấp 15, đổ bộ Vũng Tàu - Cà Mau

Bão Tembin liên tiếp mạnh thêm, đêm nay khi vào Trường Sa có thể đạt cấp 12, giật cấp 15, hướng thẳng vào các tỉnh Vũng Tàu - Cà Mau.

Công điện khẩn của Bộ TT&TT ứng phó với bão số 16

Công điện khẩn của Bộ TT&TT ứng phó với bão số 16

Thứ trưởng Bộ TT&TT Trần Hồng Hải đã ký công điện khẩn về việc chủ động ứng phó với cơn bão Tembin.

Bão số 16 liên tiếp mạnh thêm, nguy cơ vào sâu đất liền

Bão số 16 liên tiếp mạnh thêm, nguy cơ vào sâu đất liền

Vùng tâm bão có khả năng di chuyển thấp hơn, khi sang vùng biển phía Tây vẫn giữ cấp 9, giật cấp 11 nên sẽ ảnh hưởng rất sâu vào đất liền.

Thời tiết 22/12: Bão Tembin giật cấp 13, miền Bắc ấm lên

Thời tiết 22/12: Bão Tembin giật cấp 13, miền Bắc ấm lên

Sau gần 1 tuần rét buốt, từ hôm nay nhiệt độ miền Bắc tăng dần. Trên biển, bão Tembin đang hoạt động rất mạnh, giật cấp 13.

Bão số 16: TP.HCM cấm tàu thuyền ra khơi

Bão số 16: TP.HCM cấm tàu thuyền ra khơi

Chiều nay, UBND TP.HCM đã phát đi công điện khẩn cấm tàu, thuyền xuất bến hoạt động trên biển, ven biển trước diễn biến của bão Tembin. Lệnh cấm có hiệu lực kể từ 16h, ngày 23/12.

Hoài Thanh