- Liên quan đến việc hàng loạt tàu vỏ thép gần 20 tỷ rỉ sét, công ty TNHH Đại Nguyên Dương và công ty TNHH Nam Triệu bị loại khỏi danh mục những đơn vị đủ điều kiện đóng tàu theo NĐ 67.

UBND tỉnh Bình Định phối hợp cùng Bộ NN&PTNT sáng nay tổ chức hội nghị chuyên đề đóng mới, nâng cấp tàu cá theo Nghị định 67/CP về một số chính sách phát triển thủy sản.

{keywords}
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám phát biểu tại hội nghị

Theo Sở NN&PTNT Bình Định, căn cứ hợp đồng, cơ sở đóng tàu phải lắp đặt máy Mitsubishi mới được phân phối bởi chính hãng sản xuất và cấu kiện máy phải đồng bộ.

Tuy nhiên, qua kiểm tra và thẩm định thì trong số 9 tàu cá bị hư hỏng có 8 chiếc do công ty TNHH MTV Nam Triệu (Bộ Công an, gọi tắt là công ty Nam Triệu) đóng không phải hàng phân phối chính hãng và 1 chiếc do công ty TNHH Đại Nguyên Dương (Nam Định) đóng là hàng do đại lý Mitsubishi tại VN phân phối.

Ông Teddy Trương Thưởng, một trong những đại diện của hãng Mitsubishi (Nhật Bản) chia sẻ: “Tôi cũng rất bất ngờ khi đọc và biết được thông tin trên báo ở Việt Nam cho hay nhiều tàu vỏ thép mới đóng lắp máy Misubishi bị hư hỏng nặng, nên sang kiểm tra để bảo vệ thương hiệu cho chúng tôi”.

{keywords}
Tổ thẩm định kiểm tra sự cố hư hỏng hàng loạt con tàu 67 tại Bình Định.

Trước sai phạm nghiêm trọng này, Giám đốc Sở NN&PTNT Bình Định Phan Trọng Hổ đề nghị các cơ sở đóng tàu phải thay máy thủy mới chính hãng; đồng thời đền bù các thiệt hại cho ngư dân có tàu cá bị hư hỏng nằm bờ không ra khơi được.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Châu thẳng thắn: "Cơ sở đóng tàu đã hợp đồng máy chính hãng Mitsubishi thì phải lắp đặt nguyên đai nguyên kiện máy mới của hãng này.

Hợp đồng đóng tàu là thép Hàn Quốc thì phải làm đúng, chứ không tự động thay bằng thép Trung Quốc. Để làm rõ trách nhiệm của các đơn vị đóng tàu, tỉnh đã đề nghị Công an tỉnh báo cáo Bộ Công an vào cuộc điều tra".

Thay lại vỏ tàu theo đúng hợp đồng

Thứ trưởng Vũ Văn Tám cho biết, Bộ NN&PTNT đã yêu cầu công ty Đại Nguyên Dương thay lại toàn bộ vỏ tàu theo đúng hợp đồng đã ký kết với ngư dân là đóng bằng thép Hàn Quốc.

Với số máy tàu bị hư hỏng của công ty Nam Triệu, Bộ yêu cầu phải thay bằng máy mới chính hãng Mitsubishi như hợp đồng giữa 2 bên, không chấp nhận sửa chữa hư hỏng.

Bộ NN&PTNT đã yêu cầu rút tên 2 công ty này khỏi danh mục những đơn vị đủ điều kiện đóng tàu theo NĐ 67 và không giao hai công ty này đóng mới tàu cho ngư dân.

Qua thống kê, tỉnh Bình Định hiện có 56 tàu cá đóng mới theo NĐ 67, trong đó có 47 tàu vỏ thép. Tuy nhiên, qua kiểm tra có 18 tàu cá vỏ thép bị hư hỏng, trong đó, công ty Nam Triệu đóng 13 chiếc; công ty Đại Nguyên Dương 5 chiếc.

Trong số 13 tàu vỏ thép do công ty Nam Triệu đóng, ngoài phần rỉ sét nặng ở vỏ tàu, thép không đúng loại theo hợp đồng thì máy chính tàu cũng không được lắp theo đúng hợp đồng đã ký kết với ngư dân.

Tàu vỏ thép gần 20 tỷ rỉ sét: Máy không hề của chính hãng

Tàu vỏ thép gần 20 tỷ rỉ sét: Máy không hề của chính hãng

Các tàu vỏ thép của Bình Định bị các lỗi chính là vỏ bị rỉ sét trầm trọng, tróc sơn, máy có vấn đề. Trong 5 máy của tàu hỏng thì có 4 chiếc không chính hãng.

Tàu gần 20 tỷ rỉ sét: Không thể đổ thừa nước biển mặn

Tàu gần 20 tỷ rỉ sét: Không thể đổ thừa nước biển mặn

Tàu vỏ thép gần 20 tỷ tại Bình Định bị rỉ sét, vì hám lợi, hám tiền của ai đó mà làm gian dối thì không thể chấp nhận.

Tàu gần 20 tỷ rỉ sét: Không để ‘cái sảy nảy cái ung’

Tàu gần 20 tỷ rỉ sét: Không để ‘cái sảy nảy cái ung’

Ngư dân đang chờ sự ra tay quyết liệt của Chính phủ giải quyết dứt điểm câu chuyện tàu 20 tỷ bị rỉ sét, không để "cái sảy nảy cái ung".

Tàu vỏ thép gần 20 tỷ rỉ sét do 'nước biển quá mặn'

Tàu vỏ thép gần 20 tỷ rỉ sét do 'nước biển quá mặn'

Tàu vỏ thép có giá trị hàng chục tỉ đồng “nằm bờ” vì bị rỉ sét, hư hỏng, ngư dân Bình Định lo lắng, các công ty lại tìm cách thoái thác trách nhiệm.

Sẽ cắt mẫu tàu vỏ thép rỉ sét đi kiểm định

Sẽ cắt mẫu tàu vỏ thép rỉ sét đi kiểm định

Tổ công tác liên ngành giám định độc lập từ hôm nay bắt đầu thẩm định chất lượng tàu vỏ thép đóng mới theo Nghị định 67 ở Bình Định.

Huyền Trang