Chủ tịch Hà Nội cho biết, sau đợt mưa lũ này, nếu được cho phép thì TP sẽ làm luôn các đoạn đê xung yếu sông Bùi bằng bê tông cốt thép.

Tính đến 7h sáng nay, ở huyện Chương Mỹ còn 3.635 hộ bị úng ngập, 842 hộ bị ngừng cấp điện; so với hôm qua giảm 48 hộ bị úng ngập, giảm 379 hộ bị ngừng cấp điện…

Trước tình trạng ngập lụt ở Chương Mỹ với tần suất khá lớn gần như năm nào cũng có và ngày càng nghiêm trọng, nhiều ý kiến đặt vấn đề: Tại sao lại không nâng cao trình đê sông Bùi để đảm bảo an toàn cho người dân?

{keywords}
Những bao cát được chèn để ngăn nước tràn qua đê

Rẻ nhất cũng phải từ 50-70 tỷ đồng/km

Chánh Văn phòng Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn TP Hà Nội Đỗ Đức Thịnh cho hay, việc nâng cao đê đã được cụ thể hoá bằng quyết định 1821 của Thủ tướng đối với hệ thống sông Đáy - trong đó có đê Bùi.

“Để triển khai thực hiện cần thời gian. Quan trọng nhất là cần nguồn lực tương đối lớn nên dẫn đến câu chuyện muốn thì như vậy nhưng làm thì chưa thể có ngay một cách đồng bộ được”, ông Thịnh nói và cho biết: 

"Sau khi kiểm tra hiện trường ngày 30/7 và sau khi họp với Ban Thường vụ Thành uỷ, Chủ tịch UBND TP đã thống nhất cho triển khai tôn cao và kiên cố hệ thống đê tả Bùi qua Chương Mỹ".

Việc triển khai thực hiện cần thời gian, từ khâu khảo sát thiết kế vì khu vực đó hết sức phức tạp, từ địa bàn, địa hình cho đến đường vận chuyển, ý tưởng việc nâng cấp kiên cố đê.

Ông Thịnh cho rằng, để nâng cấp đê Bùi thì kinh phí dự kiến rẻ nhất cũng phải từ 50-70 tỷ đồng/km, thậm chí chỗ khó là 100 tỷ đồng/km. Đê trên địa bàn huyện Chương Mỹ có 14km thì kinh phí có thể lên tới hàng nghìn tỷ đồng.

Trước đó, tại buổi làm việc với lãnh đạo Bộ NN&PTNT cùng UBND huyện Chương Mỹ ngày 30/7, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đề xuất phương án kè các đoạn đê xung yếu của sông Bùi theo hướng bền vững.

Vật liệu được sử dụng để kè đê sông Bùi theo ông Chung cho biết là bê tông dự ứng lực (bê tông được nén trước để cải thiện khả năng chịu lực) có các bản rộng từ 40-60 cm.

“Sau đợt mưa lũ này, nếu Bộ cho phép thì TP sẽ làm luôn các đoạn đê xung yếu bằng bê tông cốt thép. Tôi nghĩ làm như vậy phải đến vài chục năm sau chúng ta không phải suy nghĩ gì cả”, ông Chung nói.

Theo Chủ tịch UBND TP Hà Nội, việc kè bền vững các đoạn xung yếu của đê sông Bùi nếu chia tổng mức đầu tư bình quân cho các năm cũng không tốn kém.

Khi nào ngoại thành Hà Nội sẽ hết ngập lụt?

Trước một số thông tin cho rằng, khu vực Chương Mỹ ngập lụt là do xả lũ hồ thuỷ điện Hoà Bình, Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai Trần Quang Hoài phủ nhận thông tin này.

Ông Hoài chỉ ra các nguyên nhân chính là do mưa lớn ở rừng ngang và từ trên núi thuộc địa phận Hoà Bình và Hà Nội đổ về.

{keywords}
Ngập lụt khiến cuộc sống của người dân gặp nhiều khó khăn

“Việc nước lên cao gây ngập lụt do xả lũ hồ Hòa Bình là không chính xác. Hồ Hoà Bình đã đóng hoàn toàn các cửa xả đáy từ 10h ngày 30/7 khi lưu lượng về đã giảm xuống”, ông Hoài nói.

Ông Nguyễn Trường Sơn - Phó tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai cho biết thêm, các khu vực trên đều nằm trong vùng trũng, hệ thống các sông xung quanh đã đầy, khiến nước tràn qua đê.

Theo ông Sơn, giải pháp trước mắt là chờ nước tự tiêu, song mực nước bên ngoài phải thấp hơn vùng trũng ở trong. Bên cạnh đó, ông Sơn cho rằng chính quyền TP Hà Nội cần sử dụng hệ thống bơm cưỡng bức chống ngập.

Trước câu hỏi khi nào ngoại thành Hà Nội sẽ hết ngập lụt, ông Sơn cho rằng rất khó để xác định chính xác, bởi điều này phụ thuộc vào công suất của máy bơm.

GĐ Trung tâm Y tế huyện Chương Mỹ Dương Viết Tài cho biết, hiện tại, đơn vị phối hợp với BV đa khoa huyện Chương Mỹ, các trạm y tế 11 xã bị ngập úng nặng đã khám cho 1.544 người dân. Qua khám sàng lọc, phát hiện 40 bệnh nhân đau mắt đỏ, 6 bệnh nhân tiêu chảy, 10 bệnh nhân mắc bệnh về da liễu và các bệnh khác.

Trung tâm y tế huyện cũng đã phối hợp với trạm y tế các xã bị ngập úng tổ chức cấp phát 4.688 túi thuốc gồm thuốc tra mắt, thuốc ngoài da; 5.740 túi Cloramin B; 2.740 túi phèn chua cho các hộ dân bị ngập úng.

 

Học sinh Hà Nội leo cây, trèo nóc nhà đi học ngày lũ

Học sinh Hà Nội leo cây, trèo nóc nhà đi học ngày lũ

Ngày 2 lượt nhiều em học sinh ở Quốc Oai phải trèo qua nóc nhà cao tầng, vượt tường thậm chí leo cây để tránh lũ đến trường.

Lụt lịch sử ở Chương Mỹ: Bơi thuyền tiếp tế thức ăn, lở loét vì lội nước

Lụt lịch sử ở Chương Mỹ: Bơi thuyền tiếp tế thức ăn, lở loét vì lội nước

Chục ngày qua, người dân xã Nam Phương Tiến (Chương Mỹ, Hà Nội) phải đi lại bằng thuyền hoặc lội nước đến lở loét chân.

Hà Nội: Đẩy xe tang giữa mênh mang lũ đưa người thân về cõi vĩnh hằng

Hà Nội: Đẩy xe tang giữa mênh mang lũ đưa người thân về cõi vĩnh hằng

Hình ảnh chiếc xe tang ở Chương Mỹ được đẩy đi giữa mênh mang nước khiến người chứng kiến không khỏi xót xa, thương cảm.

Sạt đê bối, người Hà Nam chèo thuyền chẳng khác gì Chương Mỹ

Sạt đê bối, người Hà Nam chèo thuyền chẳng khác gì Chương Mỹ

Đoạn đê bối xã Đinh Xá (TP Phủ Lý, Hà Nam) bị sạt lở, nước tràn vào khu dân cư khiến hơn 100 nhà bị ngập nặng.

Thêm nhiều nhà nứt toác, chực sập xuống sông Đà

Thêm nhiều nhà nứt toác, chực sập xuống sông Đà

Nhiều nhà dân huyện Kỳ Sơn, Hòa Bình bị nứt toác, đổ nghiêng về phía dòng sông Đà, các hộ dân phải di dời khẩn cấp.

Quý cô Hà thành thả dáng giữa rốn ngập Quốc Oai

Quý cô Hà thành thả dáng giữa rốn ngập Quốc Oai

Đường tỉnh lộ 421B đi qua xã Cấn Hữu (huyện Quốc Oai, Hà Nội) ngập sâu 1 tuần nay bỗng trở thành điểm lý tưởng cho chị em chụp ảnh.

Lụt lịch sử ở Chương Mỹ: Hố sụt làm nghiêng nhà, ngàn hộ bị cắt điện

Lụt lịch sử ở Chương Mỹ: Hố sụt làm nghiêng nhà, ngàn hộ bị cắt điện

Hố sụt sâu khoảng 2,5m, rộng 3m xuất hiện trước nhà ông Nguyễn Văn Viễn làm nhà hàng xóm dù xây kiên cố vẫn bị nghiêng.

Hương Quỳnh