Bộ TN-MT cho biết, sau quá trình tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện theo ý kiến chỉ đạo của UBTV Quốc hội, ý kiến của các ĐBQH, các cơ quan, tổ chức, nhà khoa học, dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) sửa đổi trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 10 gồm 16 chương, 174 điều.

 

{keywords}
Bộ trưởng TNMT Trần Hồng Hà

Dự thảo Luật được bố cục lại so với Luật BVMT 2014, đưa các quy định về bảo vệ các thành phần môi trường lên đầu, thể hiện rõ mục tiêu xuyên suốt là bảo vệ các thành phần môi trường, bảo vệ sức khỏe người dân, coi đây là nội dung trọng tâm, quyết định cho các chính sách BVMT khác;

Đồng bộ các công cụ quản lý môi trường theo từng giai đoạn của dự án, bắt từ khâu xem xét chủ trương đầu tư, thẩm định dự án, thực hiện dự án cho đến khi dự án đi vào vận hành chính thức và kết thúc dự án, bao gồm: chiến lược BVMT quốc gia, quy hoạch BVMT, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá sơ bộ tác động môi trường, đánh giá tác động môi trường (ĐTM), giấy phép môi trường (GPMT) và đăng ký môi trường. 

 

Dự thảo Luật được bố cục lại so với Luật BVMT 2014, đưa các quy định về bảo vệ các thành phần môi trường lên đầu, thể hiện rõ mục tiêu xuyên suốt là bảo vệ các thành phần môi trường, bảo vệ sức khỏe người dân, coi đây là nội dung trọng tâm, quyết định cho các chính sách BVMT khác;

Đồng bộ các công cụ quản lý môi trường theo từng giai đoạn của dự án, bắt từ khâu xem xét chủ trương đầu tư, thẩm định dự án, thực hiện dự án cho đến khi dự án đi vào vận hành chính thức và kết thúc dự án, bao gồm: chiến lược BVMT quốc gia, quy hoạch BVMT, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá sơ bộ tác động môi trường, đánh giá tác động môi trường (ĐTM), giấy phép môi trường (GPMT) và đăng ký môi trường.

 

Lần đầu tiên, dự thảo luật có tính tổng thể, toàn diện và hài hòa với hệ thống pháp luật về kinh tế-xã hội. Dự thảo luật đã cải cách mạnh mẽ, cắt giảm trên 40% thủ tục hành chính (TTHC), giảm thời gian thực hiện các TTHC từ 20-85 ngày, góp phần giảm chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp.

Bộ TN-MT cho biết, so với Luật BVMT năm 2014, Dự thảo Luật BVMT sửa đổi có những điểm mới mang tính đột phá. Lần đầu tiên, cộng đồng dân cư được quy định là một chủ thể trong công tác BVMT; tăng cường công khai thông tin, tham vấn, phát huy vai trò giám sát, phản biện, đồng thời bảo đảm quyền và lợi ích của cộng đồng dân cư khi tham gia các hoạt động BVMT.

Dự thảo Luật phản ánh sự thay đổi mạnh mẽ trong tư duy quản lý môi trường thông qua thể chế hóa chính sách phát triển dựa trên quy luật tự nhiên, không hy sinh môi trường để đổi lấy tăng trưởng kinh tế; BVMT không chỉ là phòng ngừa, kiểm soát, xử lý chất thải; các hoạt động sản xuất, phát triển phải hài hòa với tự nhiên, khuyến khích bảo vệ và phát triển tự nhiên. 

Dự thảo Luật đã bổ sung nội dung quản lý các chất ô nhiễm có tác động trực tiếp đến sức khỏe con người; quy định rõ trách nhiệm của Bộ TN-MT, Bộ Y tế, các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND cấp tỉnh trong theo dõi, kiểm soát, phòng ngừa các chất ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe con người cũng như đánh giá mối quan hệ giữa sức khỏe môi trường với sức khỏe con người, đặc biệt là mối quan hệ giữa ô nhiễm môi trường với các loại bệnh dịch mới.Luật sửa đổi đã định chế nội dung sức khỏe môi trường; bổ sung nhiều giải pháp bảo vệ các thành phần môi trường, đặc biệt là môi trường không khí, môi trường nước. Nội dung sức khỏe môi trường tuy không có quy định riêng nhưng đã được định chế trong toàn bộ dự thảo luật, thông qua việc bảo vệ các thành phần môi trường, qua đó bảo vệ sức khỏe người dân, bảo đảm quyền mọi người được sống trong môi trường trong lành.

Riêng ô nhiễm không khí và môi trường nước mặt đang là vấn đề bức xúc tại các lưu vực sông và đô thị lớn của Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay hành lang pháp lý chưa đầy đủ để quản lý chất lượng môi trường không khí, chất lượng môi trường nước và thực hiện các biện pháp ứng phó khẩn cấp với tình trạng ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn.

{keywords}
Luật Bảo vệ môi trường trình Quốc hội thông qua vào ngày 11/11 tới đây.

 

Để giải quyết vấn đề bức xúc nêu trên, dự thảo luật đã bổ sung quy định việc lập và thực hiện kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt, môi trường không khí nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ các thành phần môi trường; đồng thời quy định về tiêu chí và phân loại khu vực ô nhiễm môi trường đất, quy định nội dung về xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất.

Dự thảo Luật cũng đã quy định rõ trách nhiệm của UBND cấp tỉnh trong việc xây dựng, phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí; đánh giá, theo dõi chất lượng môi trường không khí và công khai thông tin; cảnh báo cho cộng đồng và triển khai các biện pháp xử lý, kể cả khẩn cấp trong trường hợp chất lượng môi trường không khí bị ô nhiễm hoặc ô nhiễm quan trọng.   

Vấn đề quy định các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện quan trắc chất lượng môi trường định kỳ, thường xuyên, liên tục nhằm cung cấp, công bố thông tin về chất lượng môi trường cho cộng đồng phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về quan trắc chất lượng môi trường và đăng ký với cơ quan quản lý Nhà nước theo quy định của pháp luật, Bộ trưởng Bộ TN-MT Trần Hồng Hà khẳng định, quy định này là để đảm bảo việc cung cấp thông tin chính xác, không gây hoang mang cho người dân thì phải có đầu tư, trang thiết bị máy móc theo đúng tiêu chuẩn.

“Luật này cũng không trái luật sản phẩm hàng hóa và luật đo lường. Chúng ta khuyến khích tất cả những người đưa thông tin nhưng các trang thiết bị đo phải đảm bảo luật pháp về đo lường, thiết bị phải kiểm chuẩn, đáp ứng yêu cầu”.

Về tranh luận dự thảo luật bỏ quy định doanh nghiệp phải tự quan trắc môi trường định kỳ, Bộ trưởng Hà nói, các sự cố về môi trường thường là người dân, cơ quan công an phát hiện, còn sổ sách tự quan trắc định kỳ của doanh nghiệp rất sạch sẽ, không thể hiện được hiệu quả. Trong khi đó, chi phí tự quan trắc định kỳ ước tính đến 20.000 tỉ đồng mỗi năm. Do vậy, khi sửa luật, đã đặt vấn đề phải làm lại việc này. 

 

Chủ tịch Hà Nội: Không để người dân lợi dụng vấn đề môi trường chặn xe rác

Chủ tịch Hà Nội: Không để người dân lợi dụng vấn đề môi trường chặn xe rác

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh vừa có ý kiến triển khai thực hiện chỉ đạo của Thường trực Thành ủy về một số vấn đề liên quan đến Khu liên hợp xử lý chất thải Sóc Sơn, huyện Sóc Sơn.

Kiên Trung