Theo Tổng cục Môi trường, 6h sáng nay, tại điểm quan trắc 556 Nguyễn Văn Cừ, chất lượng không khí (chỉ số AQI) lên tới 341 - ngưỡng nâu theo cách tính chỉ số AQI của Mỹ và ngưỡng nguy hại theo cách Việt Nam.

Đây là ngưỡng cao nhất trong thang bậc ô nhiễm không khí, ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe tất cả mọi người.

Với mức ô nhiễm này, người dân Hà Nội, bao gồm cả nhóm nhạy cảm là trẻ em, người già, người mắc bệnh hô hấp và nhóm khỏe mạnh được khuyến cáo ở trong nhà.

{keywords}
Ô nhiễm không khí lên ngưỡng nâu, ngưỡng tím khắp Hà Nội sáng nay

Hệ thống quan trắc không khí PAMAir cũng ghi nhận ô nhiễm không khí đặc biệt nghiêm trọng vào sáng nay khi điểm đo ở phố Hàng Quạt lên ngưỡng nâu - nguy hại với chỉ số AQI lúc 6h lên tới 324. Nhiều điểm đo xấp xỉ ngưỡng nguy hại như Nguyễn Chế Nghĩa (Thanh Xuân) là 299, điểm Phạm Tuấn Tài (Cầu Giấy) là 295. Hầu hết các điểm đo của hệ thống này ở ngưỡng tím - ngưỡng rất có hại cho sức khỏe mọi người.

Các tỉnh, TP như Việt Trì, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Hải Phòng, Hưng Yên, Hải Dương, Ninh Bình, Thái Bình hầu hết ở ngưỡng đỏ, xấp xỉ ngưỡng tím.

Trước đó, Tổng cục Môi trường đưa ra thông số về chất lượng không khí tại Hà Nội từ 1-7/11 với các chỉ số nồng độ PM2.5 có xu hướng tăng lên.​​

Cụ thể, các ngày 1-4/11, nồng độ PM2.5 về cơ bản vẫn đạt tiêu chuẩn quy định tại QCVN 05:2013/BTNMT. Đến các ngày 5-6/11, nồng độ PM2.5 đã vượt quy chuẩn tại hầu hết các trạm. Đối với các thông số NO2, CO, SO2, O3 nồng độ vẫn nằm trong giới hạn cho phép của QCVN.

{keywords}
Người dân không nên mở cửa sổ, hạn chế tập thể dục ngoài trời buổi sáng và nên sử dụng khẩu trang chống bụi khi ra đường

Kết quả tính toán chỉ số chất lượng không khí tại các trạm từ 1-6/11 cho thấy, các ngày từ 1- 4/11 chất lượng không khí chủ yếu ở mức trung bình (51-100). Trong ngày 5/11 và 6/11,  ở mức kém (101-200), riêng tại trạm Minh Khai (quận Bắc Từ Liêm) ngày 6/11, chất lượng không khí đã ở mức xấu (201-300).

Trong các ngày từ 5-7/11, nồng độ PM2.5 tăng cao vào khoảng thời gian từ nửa đêm đến sáng sớm (0h đến 8h). Trong 2 ngày 6/11 và 7/11, nồng độ PM2.5 cao nhất vào lúc 6h sáng.

Trong khoảng thời gian ghi nhận giá trị PM2.5 tăng cao, AQI giờ cũng ở mức kém (AQI>100), thậm chí có những giờ lên đến mức xấu (AQI>200). Đặc biệt, trong buổi sáng liên tiếp các ngày từ 5-7/11, giá trị AQI giờ tại một số trạm đã vượt giá trị 200, ở mức xấu. Tuy nhiên, AQI giờ ở mức xấu chỉ có tại một số vị trí và có tính thời điểm. Đó là các trạm Phạm Văn Đồng, Hàng Đậu, Minh Khai, Sứ quán Mỹ và 556 Nguyễn Văn Cừ, tập trung vào khung giờ 0h-6h. Số trạm và số giờ có AQI ở mức xấu cũng có xu hướng tăng từ ngày 5-7/11.

Trong tuần đầu tháng 11, chất lượng không khí tại Hà Nội đang có xu hướng đi xuống, nồng độ PM2.5 tăng dần qua các ngày. Khoảng thời gian ghi nhận có nồng độ PM2.5 tăng cao vào lúc nửa đêm và đầu giờ sáng, đó là các khoảng thời gian lặng gió và hiện tượng nghịch nhiệt dễ xảy ra.

Những ngày tới, theo thông tin dự báo thời tiết, Hà Nội đang trong giai đoạn hanh khô, tốc độ gió thấp, ban ngày có nắng, đó là các điều kiện dễ xảy ra hiện tượng nghịch nhiệt. Vì vậy, các chất ô nhiễm trong không khí, trong đó có PM2.5 không thể phát tán lên cao và đi xa.

Những ngày tới, chất lượng không khí có thể vẫn duy trì ở mức kém, đặc biệt là khoảng thời gian ban đêm và đầu giờ sáng. Người dân nên hạn chế tập thể dục ngoài trời vào buổi sáng, hạn chế mở cửa sổ và nên sử dụng khẩu trang chống bụi khi ra đường.

Như vậy, Hà Nội và các tỉnh miền Bắc đã trải qua một tuần ô nhiễm không khí cực kỳ nghiêm trọng với xu hướng ô nhiễm tăng dần lên, từ ngưỡng đỏ, qua ngưỡng tím, sáng nay lên ngưỡng nguy hại.

Tổng cục Môi trường cho biết, những ngày tới, theo thông tin dự báo thời tiết, Hà Nội đang trong giai đoạn hanh khô, tốc độ gió thấp, ban ngày có nắng, đó là các điều kiện dễ xảy ra hiện tượng nghịch nhiệt. Vì vậy, các chất ô nhiễm trong không khí, trong đó có PM2.5 không thể phát tán lên cao và đi xa. Chất lượng không khí có thể vẫn duy trì ở mức kém, đặc biệt là khoảng thời gian ban đêm và đầu giờ sáng. Người dân không mở cửa sổ, hạn chế tập thể dục ngoài trời vào buổi sáng và nên sử dụng khẩu trang chống bụi khi ra đường.

Ước muốn nhỏ của cư dân sống bên dòng Tô Lịch và các sông ô nhiễm

Ước muốn nhỏ của cư dân sống bên dòng Tô Lịch và các sông ô nhiễm

Sông Tô Lịch, Kim Ngưu, Sét, Lừ và Nhuệ chạy dài hàng chục km trong TP Hà Nội, mỗi ngày tiếp nhận khoảng 600.000 m3 nước thải và trở thành nguồn ô nhiễm lộ thiên nguy hiểm.

Thái Bình