Chương trình xây nhà tình nghĩa cho người nghèo Mường Nhé như cơn mưa mát lành làm hồi sinh mảnh đất khô hạn.

Chủ tịch tỉnh Điện Biên Mùa A Sơn đánh giá, những công trình “chìa khóa trao tay” đã đến tận tay những hộ “nghèo bền vững” của huyện Mường Nhé. Ông kỳ vọng có thêm nhiều ngôi nhà hạnh phúc khác trên mảnh đất cực bắc Tổ quốc.

{keywords}
Trao nhà tình nghĩa do Bộ Công an khởi xướng cho anh Vàng Vang Đậm (SN 1992, ở bản Mường Toong 2)

Từ khi có chủ trương, Điện Biên đã thành lập Ban chỉ đạo, tổ giúp việc Ban chỉ đạo gồm đại diện các sở, ban ngành, chính quyền ở huyện Mường Nhé cho tới cấp nhỏ nhất là thôn, bản... để phân loại, lựa chọn các đối tượng thuộc diện được tặng nhà.

Việc thi công, dựng nhà được phân cho 36 đơn vị, tổ chức của tỉnh. Mỗi đơn vị nhận vài chục công trình, cùng đào móng, dựng nhà với bà con.

Trong kế hoạch 87, Tỉnh ủy Điện Biên nêu rõ, việc hỗ trợ phải đảm bảo dân chủ, công khai, công bằng và minh bạch, đúng đối tượng, phù hợp với phong tục tập quán và điều kiện kinh tế hộ gia đình, gắn với các điểm quy hoạch dân cư và chương trình xây dựng nông thôn mới.

{keywords}
Mỗi ngôi nhà tình nghĩa có diện tích tối thiểu 30m2, trị giá 50 triệu đồng

Đối với những hộ được hỗ trợ làm nhà mới hoàn toàn, diện tích tối thiểu từ 30 - 36m2; với những hộ có thêm kinh phí, nguyên liệu tại chỗ có thể xem xét mở rộng diện tích, thay đổi khung nhà hoặc bổ sung hạng mục theo khả năng cụ thể.

Những hộ neo đơn có từ 1 - 3 nhân khẩu, hộ ở thôn bản xa trung tâm, khó khăn trong vận chuyển nguyên liệu thì nhà có thể nhỏ hơn nhưng không dưới 30m2.

{keywords}
 
{keywords}
Cuộc sống khó khăn của đồng bào ở Mường Nhé

Theo quyết định 1290 của UBND tỉnh, ngày 31/3 bàn giao 50% (tương đương 600 ngôi nhà) cho 600 hộ nghèo; ngày 30/6 sẽ hoàn thiện, bàn giao số còn lại.

Thực tế, tiến độ dựng nhà được đẩy lên trước gần 2 tháng. Các đơn vị hoàn thành trước ngày 7/5 để trao tặng người nghèo đúng dịp kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Một lý do quan trọng khác, đó là bước vào mùa mưa, việc thi công, xây dựng sẽ khó khăn do địa hình hiểm trở, đồi núi dốc, thường xuyên sạt lở.

Cơn mưa đá ở Mường Nhé vào cuối tháng 4 càng hối thúc các đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ vì hàng trăm nhà của các hộ nghèo bị mưa đá phá tung mái, người dân không có chỗ ở…

{keywords}
Người phụ nữ ở bản Huổi Cắn ngắm nhìn ngôi nhà sắp hoàn thành
{keywords}
 

Chủ tịch tỉnh Điện Biên cho biết, địa phương đang thực hiện đề án 79 triển khai tại Mường Nhé để sắp xếp, ổn định dân cư, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh và các chương trình hỗ trợ giảm nghèo khác... Chương trình 1.200 ngôi nhà - ý tưởng của Bộ Công an - là một nỗ lực rất lớn giúp bà con đồng bào dân tộc.

“Trong điều kiện đất nước còn khó khăn, các nguồn vốn đầu tư công, các chương trình giảm nghèo… sử dụng ngân sách nhà nước đòi hỏi thủ tục, quy trình rất chặt chẽ. Làm nhà cho người nghèo là chương trình đầu tư trực tiếp, thủ tục đơn giản nên chỉ trong thời gian ngắn đã hoàn thành, đưa vào sử dụng”.

Cái khó của Mường Nhé, theo ông Mùa A Sơn, là đề án 79 trong giai đoạn 2010 - 2015 mới bố trí được 1/3 kinh phí.

{keywords}
Những mái nhà khang trang ở vùng Tây Bắc

“Điện Biên đã xây dựng đề án và được Thủ tướng đồng ý phê duyệt thực hiện giai đoạn 2. Chủ trương đã có nhưng các bộ ngành chưa bố trí được kinh phí nên bị dừng lại, trong đó, đầu tư xây dựng cơ bản khoảng 500 tỷ; hỗ trợ cho người nghèo khoảng 800 tỷ.

Theo tôi được biết, các chương trình trung hạn tới đây như chương trình xây dựng nông thôn mới, 135, chương trình xây nhà bền vững… khả năng không còn, tỉnh sẽ phải lồng ghép để thực hiện tiếp. Do đó, chương trình xây nhà cho người nghèo của Bộ Công an càng có ý nghĩa.

Chúng tôi mong muốn Bộ Công an, các nhà hảo tâm tiếp tục đồng hành cùng tỉnh xây dựng thêm 900 ngôi nhà tình nghĩa cho các hộ nghèo của huyện Nậm Pồ, một huyện nghèo khác của Điện Biên”, ông Mùa A Sơn bày tỏ.

25 bản làng chưa có điện

Mường Nhé là địa bàn trọng điểm, chiến lược thuộc khu vực biên giới phía Tây của Tổ quốc. Nhiều năm qua được quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng nhưng đến nay Mường Nhé vẫn là 1 trong 62 huyện nghèo nhất nước, tỷ lệ hộ nghèo chiếm gần 70%.

{keywords}
 
{keywords}
Trong những nỗi lo ở Mường Nhé, có nỗi lo về nguồn nước sinh hoạt. Hầu hết bà con không có bể chứa, phải tự kéo nước từ đầu nguồn hay chở từng can từ suối lên 

Tất cả 16 xã của huyện đều thuộc diện đặc biệt khó khăn.

Ngày 12/1/2012, Thủ tướng ban hành quyết định số 79 về việc phê duyệt đề án sắp xếp, ổn định dân cư, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh huyện Mường Nhé (đề án 79).

Mục tiêu của đề án là bố trí, sắp xếp và ổn định đời sống cho 12.205 hộ với 68.318 nhân khẩu thuộc 171 bản, 14 nhóm dân hiện có. Đến năm 2020, toàn vùng có 13.434 hộ với trên 7,4 vạn người thuộc 219 bản được định canh, định cư; số hộ nghèo giảm từ trên 75% xuống còn 55%… Tuy nhiên, nhiều bản tái định cư vẫn chưa có đất sản xuất và thiếu hạ tầng cơ sở.

{keywords}
Tuổi thơ ở Mường Nhé

Tân Bí thư huyện Mường Nhé Nguyễn Quang Hưng (vừa nhậm chức ngày 1/5) chia sẻ: “Tiêu chí đề án 79 là mỗi hộ được hỗ trợ tối thiểu 2ha đất canh tác nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện được do thiếu quỹ đất.

25 bản làng chưa có điện, đường giao thông thôn bản, vấn đề nước sạch, vấn đề đảm bảo vệ sinh môi trường cho người dân… có hiện thực hóa mới giữ chân bà con ổn định cuộc sống, ổn định chỗ ở, không du canh du cư, từ đó đảm bảo vững chắc an ninh quốc phòng”.

Những bức thư nặng ân tình từ Mường Nhé

Những bức thư nặng ân tình từ Mường Nhé

 “Gia đình tôi cảm ơn Đảng, cảm ơn Chính phủ, cảm ơn Bộ Công an đã xây nhà cho chúng tôi ở. Chúng tôi hứa sẽ ở lâu dài, đoàn kết xây dựng nông thôn mới…”. 

Kiên Trung - Xuân Quý