19h tối nay, ATNĐ cách đảo Song Tử Tây (quần đảo Trường Sa) khoảng 310km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40-50km/giờ), giật cấp 8.

Dự báo trong 24 giờ tới, ATNĐ di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km và có khả năng mạnh thêm. Đến 19h ngày 6/10, vị trí tâm áp ATNĐ cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 130km về phía Đông Nam. 

Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, ATNĐ di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 10-15km và có khả năng mạnh lên thành bão.

{keywords}
Dự báo đường đi của áp thấp nhiệt đới có thể mạnh thành bão. Ảnh: NCHMF

Đến 19h ngày 7/10, vị trí tâm bão cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 180 km về phía Tây Tây Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (60-90km/giờ), giật cấp 11.

Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió giật mạnh và sóng lớn.

Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10km.

Do ảnh hưởng của rìa tây ATNĐ có khả năng mạnh lên thành bão nên từ đêm 6-8/10 ở khu vực từ Quảng Bình đến Phú Yên và Bắc Tây Nguyên có mưa to đến rất to. 

Tổng lượng mưa tại khu vực từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi phổ biến 200-300mm/đợt, có nơi trên 400mm/đợt, ở khu vực từ Bình Định đến Phú Yên và Bắc Tây Nguyên phổ biến từ 100-200mm/đợt, có nơi trên 250mm/đợt.

Từ ngày 9-12/10, mưa lớn mở rộng ra các tỉnh Bắc Trung Bộ và Đồng Bằng Bắc Bộ.

Dự kiến trong hai ngày 10-11/10, một đợt không khí lạnh mạnh sẽ ảnh hưởng đến Việt Nam, tương tác với áp thấp nhiệt đới nên diễn biến của ATNĐ trên Biển Đông sẽ rất phức tạp.

Mộc Miên

Áp thấp vào Biển Đông, sắp mạnh thành bão, miền Trung mưa to

Áp thấp vào Biển Đông, sắp mạnh thành bão, miền Trung mưa to

Áp thấp vừa đi vào Biển Đông được dự báo tiếp tục mạnh lên và trở thành cơn bão tiếp theo sẽ ảnh hưởng đến nước ta. Dải hội tụ nhiệt đới tương tác với vùng áp thấp này gây mưa lớn cho các tỉnh miền Trung.