Hôm nay (16/2, mùng 5 Tết), ngày cuối cùng của kỳ nghỉ Tết, đồng nghĩa với việc người dân từ khắp các nơi sẽ đổ về các thành phố lớn làm việc. Trong khi đó, dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp.

Tính đến sáng nay, có 2.271 ca mắc Covid-19. Từ 27/1 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 679 ca tại 13 tỉnh, thành phố, trong đó Hải Dương nhiều nhất với 501 ca, kế đó là Quảng Ninh 59 ca, Hà Nội 34 ca, TP. HCM 36 ca,... Ngoại trừ Hải Dương, 12 tỉnh, thành còn lại tương đối ổn định. Xem tại đây.

Tại cuộc họp Thường trực Chính phủ với Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống dịch Covid-19 chiều 15/2 (mùng 4 Tết), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lưu ý, tình hình phức tạp vẫn xảy ra. Nhất là vẫn còn những ổ dịch chưa ngăn chặn được như ở Hải Dương. Đồng thời, Thủ tướng nhấn mạnh, có vắc-xin cho người dân lúc này trở thành vấn đề cấp bách, không thể chần chừ. Xem tại đây.

{keywords}
Kiểm tra giấy tờ vùng cách ly ở Hải Dương. Ảnh: Hoài Anh

Về ca người Nhật tử vong, xét nghiệm nhiễm Covid-19 ở Hà Nội mới đây gây xôn xao dư luận, tại cuộc họp trên, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, kết quả xét nghiệm cho thấy, nồng độ virus Covid-19 khá cao. Bộ trưởng Y tế cũng nêu ra hai giả thiết dẫn đến lây nhiễm của trường hợp này. Xem tại đây.

Cụ thể, đây là bệnh nhân 2229, SN 1967, quốc tịch Nhật Bản, là chuyên gia công ty TNHH Mitsui Việt Nam có trụ sở tại Hà Nội ở tầng 9, tòa nhà Sun Red River, 23 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm. 

Bệnh nhân thường trú tại P907, khách sạn Somerset Westpoint, số 2 đường Tây Hồ, phường Quảng An, quận Tây Hồ và được phát hiện tử vong tại đây vào ngày 13/2. Kết quả xét nghiệm mẫu bệnh phẩm ngày 14/2 phát hiện bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2.

Liên quan đến BN này, có 2 người là F1 cũng được ghi nhận dương tính ngay sau đó là nữ nhân viên N.T.H. và bệnh nhân nam, 43 tuổi, đồng hương của chuyên gia Nhật, cùng là nhân viên tại Mitsui Việt Nam. Xem tại đây.

Về chuỗi lây nhiễm ở sân bay Tân Sơn Nhất, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết, đã kiểm soát tốt; có thể an tâm với TP.HCM.

Cũng tại cuộc họp Ban Chỉ đạo, Thứ trưởng Y tế Trương Quốc Cường cho biết, dự kiến cuối tháng 2 có khoảng 5 triệu liều vắc-xin phòng Covid-19 từ nguồn viện trợ và nhập khẩu. Xem tại đây.

Kết luận cuộc họp, người đứng đầu Chính phủ yêu cầu tất cả các địa phương phải tiếp tục thực hiện Chỉ thị 05 của Thủ tướng mạnh mẽ hơn, cụ thể hơn, linh hoạt hơn trên tinh thần: Đẩy mạnh chiến lược phòng, chống dịch, khoanh vùng nhanh, xét nghiệm rộng và nhanh, phong tỏa hẹp, truy vết thần tốc. Thủ tướng nhất trí TP.HCM, Hà Nội có thể giãn cách một số khu vực có khả năng lây nhiễm cao. Đồng thời, lưu ý Bộ Y tế, cần chuẩn bị sẵn sàng cách ly lớn khi tình huống xấu xảy ra. Xem tại đây.

Ngay sau cuộc họp này, BCĐ phòng chống Covid-19 TP Hà Nội cũng họp trực tuyến với các quận huyện, xã phường.

Chủ tịch TP Hà Nội Chu Ngọc Anh bày tỏ sự lo ngại khi từ hôm nay (16/2) nhân dân các tỉnh sẽ trở về thủ đô làm việc, trong đó có người về từ vùng dịch. Chủ tịch Hà Nội đặt vấn đề: “Người trở về thì khai báo y tế ra sao, kiểm soát thế nào?...". 

Về BN Nhật Bản, ông Ngọc Anh cho biết, Bộ Y tế đang xác minh nguyên nhân cụ thể, nhưng TP đã vào cuộc kịp thời lấy mẫu, truy vết, khoanh vùng. Xem cụ thể tại đây.

Cũng tại cuộc họp, Hà Nội quyết định đóng cửa quán ăn đường phố, cà phê, trà đá… từ 0h ngày 16/2, tạm thời đóng cửa các di tích. Xem tại đây.

Riêng đối với Hải Dương, ổ dịch lớn nhất hiện nay với hơn 500 ca lây nhiễm ở 11/12 huyện, thị và TP, theo ngành y tế, nguồn lây nhiễm trong cộng đồng đang hiện hữu và có thể tiếp tục, trong khi chưa bắt được chuỗi lây nhiễm. Việc cách ly F1 ở Hải Dương đang rất khó khăn do số lượng lớn. Đặc biệt, huyện Cẩm Giàng, mặc dù thực hiện phong tỏa nhưng có những diễn biến phức tạp.

Sau đây, Bộ Tư lệnh Quân khu 3 sẽ cử cán bộ xuống làm việc trực tiếp với tỉnh để hỗ trợ nơi cách ly và việc quản lý cách ly tránh lây nhiễm chéo Covid-19. Xem tại đây.

Hải Dương cũng thực hiện cách ly toàn tỉnh theo Chỉ thị 16, kể từ 0h ngày 16/2. Xem tại đây.

Trước giờ cách ly toàn Hải Dương, nhiều người quê ở TP Chí Linh nhưng làm việc ở nơi khác, muốn đi qua chốt kiểm soát sau kỳ nghỉ Tết đều không được. Xem tại đây.

Cũng ghi nhận tại Hải Dương trước giờ "G", người dân bình tĩnh, tranh thủ ra chợ, cửa hàng tạp hoá mua thêm đồ dùng cần thiết. Các cửa hàng, cơ sở kinh doanh thu dọn đồ đạc để chuẩn bị cho 15 ngày cách ly. Xem tại đây.

Chiều cùng ngày, Sở Y tế Hà Nội ra thông báo về việc những người đã đi, đến, về từ huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương cần khai báo y tế, xét nghiệm Covid-19 ngay. Xem tại đây

Trước tình hình dịch bệnh phức tạp, TP.HCM, Hà Nội, Bình Dương, Thanh Hóa và nhiều tỉnh, thành đã cho học sinh nghỉ đến hết tháng 2 để phòng chống dịch. Xem tại đây.

Thông tin mới nhất từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Thanh Hóa cho biết, đang cách ly tập trung một trường hợp là F1 của ca bệnh Covid-19 mới được phát hiện ở Hà Nội. Xem tại đây.

Về các hoạt động vui chơi, đón Xuân Tân Sửu, Ban tổ chức đường hoa Nguyễn Huệ đã lùi ngày đóng cửa, đến hết chiều tối nay (16/2). Xem tại đây.

Ngày mùng 4 Tết, lực lượng CSGT đường bộ trên cả nước phát hiện xử lý 2.436 trường hợp vi phạm giao thông, trong đó 324 trường hợp vi phạm nồng độ cồn. Xem tại đây.

Công an thị xã Bình Minh (Vĩnh Long) đang điều tra vụ sạt lở tại khu vực bến đò đưa khách sang sông Hậu ở phường Thành Phước làm 10 hành khách rơi xuống sông. Xem tại đây.

XEM THÊM:

Tết đặc biệt nhất trong khu cách ly của người phụ nữ Hà Nội

Chị Bùi Thị Dáng Hương (SN 1978, Hà Nội) là F1 đang phải cách ly tại Trung đoàn Pháo binh 58, Hà Nội. Từ khu cách ly, những dòng viết của chị về cái Tết “đặc biệt” nhất trong đời khiến nhiều người xúc động. Xem tại đây.

Việt Nam đang trải qua làn sóng lây nhiễm Covid-19 lần thứ 3, bao giờ kết thúc?

Việt Nam đang trải qua làn sóng lây nhiễm Covid-19 lần thứ 3, bao giờ kết thúc?

Theo phân tích của GS Nguyễn Thiện Nhân, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội TP.HCM, thì làn sóng lây nhiễm Covid-19 thứ 3 ở Việt Nam khi nào kết thúc chủ yếu phụ thuộc vào dịch Covid-19 ở Hải Dương bao giờ kết thúc.

 

Đ.Bảo